(HBĐT) - Nếu so với các địa phương khác, huyện Cao Phong có số xã sáp nhập không nhiều. Tuy nhiên, không chủ quan, huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước khi có Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về sáp nhập huyện, xã tỉnh Hòa Bình, được cán bộ, nhân dân đồng tình, ủng hộ.


Hệ thống cơ sở hạ tầng trường TH&THCS xã Xuân Phong (Cao Phong) hoạt động vẫn ổn định khi sáp nhập. 

Theo kế hoạch, huyện thực hiện sáp nhập toàn bộ dân số và diện tích tự nhiên của 3 xã: Đông Phong, Xuân Phong,Tân Phong để thành lập xã Hợp Phong; sáp nhập toàn bộ dân số và diện tích tự nhiên xã Yên Lập, Yên Thượng để thành lập xã Thạch Yên. Huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tính cần thiết của chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, tạo được sự đồng thuận cao trong hệ thống chính trị. Tỷ lệ cử tri đồng ý với việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã đạt trên 94%. HĐND huyện, xã đã thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019-2021, đơn vị hành chính mới sẽ chính thức đi vào hoạt động trước ngày 20/2/2020 theo đúng kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh.

Theo quy định, xã Hợp Phong được xác định là đơn vị hành chính loại 1, bố trí 23 cán bộ, công chức, trong đó có 11 cán bộ (chủ chốt 6 đồng chí), còn lại là trưởng các đoàn thể, tổ chức CT-XH, công chức 12 đồng chí. Xã Thạch Yên là đơn vị hành chính loại 2, bố trí 21 cán bộ công chức, trong đó có 10 cán bộ, 11 công chức.

Đối với công tác cán bộ, vấn đề đặc biệt quan trọng để bộ máy các xã mới nhanh chóng ổn định, nâng cao hiệu quả hoạt động, huyện Cao Phong tập trung thảo luận, bàn bạc, xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể; rà soát đội ngũ cán bộ hiện có, chuẩn bị phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, bảo đảm lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, năng lực công tác trên cơ sở các tiêu chí cụ thể để đảm đương nhiệm vụ tại đơn vị hành chính mới.

Từ tháng 9/2019, BTV Huyện ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo rà soát hồ sơ cán bộ chủ chốt nghiêm túc, đặc biệt là nhân sự quy hoạch chức danh BTV Huyện ủy quản lý đối với tất cả các xã, thị trấn. Việc rà soát gắn với quy hoạch nhân sự cho nhiệm kỳ 2020-2025. Trên cơ sở kết quả rà soát, tập thể thường trực, lãnh đạo UBND huyện họp thảo luận, bàn phương án sắp xếp cán bộ thuộc BTV Huyện ủy quản lý đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý 5 xã thực hiệp sáp nhập.

Huyện đã xây dựng 2 phương án sắp xếp, bố trí nhân sự. Thứ nhất là phương án sắp xếp theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Phương án thứ 2 là cộng dồn các chức danh cấp phó, nếu cộng dồn phải tính cho giai đoạn gần đây như đại hội Đảng cấp cơ sở sắp tới. Thường trực Huyện ủy thống nhất theo phương án thứ nhất. Để bảo đảm tính dân chủ, Huyện ủy đã mời thường trực của 5 xã thực hiện hợp nhất họp bàn, thống nhất phương án. Mới đây, BTV Huyện ủy đã cử 2 đoàn công tác làm việc với thường trực 5 xã sáp nhập, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của 5 xã sáp nhập, tạo được sự đồng thuận cao đối với phương án 1. Đồng chí Phạm Thanh Trưởng, Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Xuân Phong cho biết: Phương án nhân sự có thể nói là được tính toán kỹ lưỡng và có lộ trình, dự kiến thường trực khóa mới có đại diện các xã, bảo đảm độ tuổi, có nữ giới, vùng miền. Đối với tôi đang là Phó Bí thư TT Đảng ủy xã, sinh năm 1962, không đủ điều kiện theo Chỉ thị số 35 của Chính phủ nên cũng tự nguyện xin nghỉ theo chế độ, chính sách Nhà nước.

Huyện cũng đã xây dựng phương án, lộ trình cụ thể (thực hiện trong vòng 5 năm 2020-2025) để giải quyết chế độ, chính sách theo các Nghị định: 26, 108, 113, 46 của Chính phủ đối với những trường hợp cán bộ, công chức dôi dư khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, số cán bộ, công chức dôi dư sẽ tiến hành sắp xếp, điều động lên huyện hoặc điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác để bảo đảm đến năm 2025, tổng biên chế công chức cấp xã toàn huyện theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ. Việc bố trí nhân sự vào các chức danh bầu cử phải là cán bộ chuyên trách, công chức (trừ những trường hợp đặc biệt).  

Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong Đinh Đức Lân cho biết: Thực tế việc bố trí, sắp xếp nhân sự cấp trưởng các tổ chức CT-XH đối với đơn vị thực hiện sáp nhập còn nhiều băn khoăn, khi số lượng cấp trưởng sẽ giảm. Nhiều đồng chí chưa đủ 5 năm để chuyển sang làm công chức theo quy định. Huyện đề nghị các cấp, ngành có hướng dẫn cụ thể, có phương án, chế độ đối với cấp trưởng khi không còn là cấp trưởng. Trong đó, sẽ giữ nguyên chế độ, chính sách cấp trưởng trong vòng 5 năm. Có thể xem xét từ cán bộ xã trở thành công chức xã, vì có thể đủ thời gian nâng cao trình độ chuyên môn và đủ thời gian xét từ cán bộ thành công chức. Xem xét tạm dừng tuyển đầu vào đối với công chức cấp huyện, xã đối với những địa phương thực hiện sáp nhập để bố trí cán bộ dư thừa...

Lê Chung

Các tin khác


Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh

Bùi Văn Tỉnh
Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 
(HBĐT) - Năm 2019 là năm đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, song Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.

Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế trước vận hội mới của đất nước

(HBĐT) - LTS: Năm 2019, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển KT - XH. Năm 2020, mở ra thập niên mới và cũng là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tỉnh Hòa Bình đang đứng trước thời cơ và vận hội mới để có bước phát triển vững chắc, trước mắt là phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển KT - XH đề ra trong năm 2020. Nhân dịp đón Xuân Canh Tý 2020, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã dành cho Báo Hòa Bình cuộc phỏng vấn. Sau đây là nội dung:

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế xây dựng tỉnh Hòa Bình phồn vinh và phát triển

Ngô Văn Tuấn
Phó Bí thư Tỉnh ủy 
(HBĐT) - Với vị trí tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, năm 2019, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương, sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,05%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 11.085 tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước. Cơ cấu cây trồng tiếp tục được chuyển đổi theo hướng tích cực, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất hàng hóa cho giá trị thu nhập cao. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn duy trì mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 ước tăng 11% so với bình quân cùng kỳ. Các hoạt động thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, lưu thông hàng hóa và dịch vụ có mức tăng trưởng khá cao. Các hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được đẩy mạnh, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, nhiều tiềm năng.

Tập trung trí tuệ trong việc xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương

(HBĐT) - LTS: Nhân dịp đầu xuân mới Canh Tý, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về kết quả hoạt động của HĐND tỉnh trong năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020.

Bác Hồ với những mùa xuân lịch sử

(HBĐT) - Với dân tộc Việt Nam, mùa xuân không chỉ thể hiện sự giao mùa, sự kết thúc của một năm cũ bước sang năm mới, mà mùa xuân còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc.

Mùa xuân của Đảng

(HBĐT) - Cứ vào độ Tết đến, xuân về là cả dân tộc Việt Nam lại hân hoan, tưng bừng đón chào năm mới, chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đảng quang vinh. Mừng Đảng - mừng xuân đã trở thành niềm tự hào, thiêng liêng của mỗi người dân đất Việt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục