Chiều 24-2, tại Trụ sở Chính phủ, Thường trực Chính phủ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp bàn ứng phó dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra (Covid-19). Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan T.Ư, UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.



Sau khi nghe các ý kiến tại cuộc họp, phát biểu ý kiến kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, cho đến nay, chúng ta đạt được thành công bước đầu quan trọng, toàn diện trong phòng, chống dịch bệnh (PCDB); đây là không chỉ thử thách với ngành y tế mà còn thử thách về phương diện chính trị, hiệu lực, hiệu quả của chỉ đạo, điều hành của các bộ, ngành, địa phương. Toàn xã hội phản ứng trách nhiệm và nhanh chóng, xử lý các bất cập rất kịp thời và quyết đoán. Nhân dân đoàn kết, tin tưởng và chia sẻ khó khăn cùng chính quyền dù hằng ngày đối diện nhiều khó khăn; không có tình trạng "trên nóng dưới lạnh”. Sự nỗ lực PCDB và thái độ và ứng xử của Việt Nam đã bước đầu được quốc tế ghi nhận; một phần thưởng lớn đối với chúng ta thời gian này chính là niềm tin của quốc tế, của nhân dân vào tinh thần, nỗ lực Việt Nam thời gian qua.

Tuy vậy, Thủ tướng lưu ý, với trách nhiệm của mình, chúng ta cũng thấy bất cập, tồn tại từ thực tiễn chỉ đạo, đó là: khả năng giám sát dịch bệnh theo khu vực địa lý chưa hiệu quả; vẫn còn một số ít ngành, địa phương còn chủ quan; hành động tăng cường khả năng ứng phó cần được bổ sung tốt hơn.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục các biện pháp PCDB hiệu quả; khống chế dịch tại Việt Nam một cách căn bản; không được chủ quan đối với dịch Covid-19; coi việc chống dịch là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung của các cấp, các ngành, địa phương trong cả nước. Chúng ta cần sớm phấn đấu không để bị nhiễm bệnh mà không được biết tới và nhanh chóng chữa khỏi cho mọi bệnh nhân nhiễm Covid-19, kể cả người nước ngoài.

Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cần tổng hợp những giải pháp cụ thể trong PCDB. Bộ Ngoại giao làm tốt công tác bảo hộ công dân tại các nước có dịch. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị cách ly các trường hợp công dân Việt Nam, nước ngoài đến từ vùng dịch phải cách ly. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khuyến cáo hạn chế người dân không đi đến vùng dịch; theo dõi y tế kịp thời mọi trường hợp khi có bất kỳ các triệu chứng nào của bệnh, thực hiện tờ khai y tế ở các cửa khẩu. Các chuyến bay cần được tính toán căn bản theo ý kiến của Bộ Giao thông vận tải. Các hoạt động đông người cần tiếp tục hạn chế. Các cấp, các ngành thực hiện các biện pháp đồng bộ, đó là phát hiện sớm, đề phòng chủ động; cách ly kịp thời mọi đối tượng từ vùng có dịch đến Việt Nam đủ 14 ngày; đặc biệt khoanh vùng, dập dịch như kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc vừa qua; xử lý kịp thời hơn nữa không để lây chéo. Ngành y tế kịp thời điều trị tốt những người bị dương tính virus corona, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Triển khai quyết liệt, đồng bộ hơn ở mọi cấp, mọi ngành, ở các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không.

Thủ tướng đồng ý ban hành thêm một Chỉ thị nữa của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19. Bộ Y tế và Ban Chỉ đạo Quốc gia sớm hoàn thiện dự thảo Chỉ thị để trình Thủ tướng ký ban hành. Chúng ta kiên quyết nhưng bình tĩnh trong PCDB; cố gắng hoàn thành mục tiêu kép trong triển khai các nhiệm vụ, đó là chống dịch tốt, nhưng đồng thời triển khai tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại…, bảo đảm các hoạt động bình thường.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phối hợp các ngành sớm ban hành chỉ thị về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, giữ ổn định các mặt của đời sống xã hội; nhất là tích cực chuẩn bị đón đầu khi dịch giảm hoặc dừng lại và tình hình phục hồi trở lại. Khởi động chương trình du lịch Việt Nam an toàn, hàng không Việt Nam an toàn; tiếp tục tìm thị trường mới như châu Âu, Mỹ...; các cấp, các ngành, công ty, doanh nghiệp khắc phục sự đứt gẫy của chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước bằng những giải pháp chủ động hơn. Người dân phải tự tin, tích cực phòng, chống dịch nhưng phải bảo đảm sinh hoạt bình thường. Các DN tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, xuất khẩu chính ngạch cả đường bộ và đường biển. Đẩy mạnh nội nhu nền kinh tế, tăng cường sản xuất tiêu dùng trong nước, phát triển đô thị, giải quyết việc làm…; sẵn sàng đón dòng đầu tư từ các nước đến Việt Nam bởi đến nay, Việt Nam vẫn là một địa chỉ an toàn; đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu nhất là các ngành không ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như đồ gỗ, xuất khẩu rau quả, điện tử...

Giữ vững các loại thị trường, kể cả thị trường chứng khoán; bảo đảm nguồn cung và ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá cả vật tư y tế, bảo đảm an ninh lương thực. Đối với một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội cần sẵn sàng, nghiên cứu một số phương án để bảo đảm ổn định nguồn cung. Thủ tướng yêu cầu xem xét cụ thể tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vào phiên họp tới của Thường trực Chính phủ để đưa ra quyết định cuối cùng về thời gian cho học sinh học trở lại. Tiếp tục xử lý các vấn đề đối ngoại chặt chẽ, khéo léo trong bối cảnh Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN năm nay. Thủ tướng nhấn mạnh một tinh thần Việt Nam, một niềm tin của nhân dân, niềm tin của quốc tế, quyết tâm hiệu lực, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, do đó cần phát huy tinh thần này để hoàn thành mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội được Đảng, Quốc hội giao. Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ, chúng ta không run sợ, không lo lắng nhưng cũng không được chủ quan; cần nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của nhân dân, dám nghĩ dám làm, kỷ cương, đoàn kết sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức từ T.Ư đến địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của doanh nghiệp trong nước với FDI.

Thường trực Chính phủ cảm ơn nhân dân, đội ngũ cán bộ y tế, lực lượng, các lực lượng vũ trang và các ngành, các cấp liên quan trong đóng góp PCDB thời gian qua. Do đó chúng ta cần hành động mạnh mẽ, hiệu quả hơn, để công cuộc PCDB đạt thành công, trong bất cứ hoàn cảnh nào phải giữ được bình an cho xã hội, cho nhân dân.


Theo Nhandan

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục