(HBĐT) - Thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ, Đề án đẩy mạnh CCHC tỉnh giai đoạn 2016-2020, năm 2020, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở xác định CCHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành. Nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu CCHC đề ra, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.
Người dân đến giao dịch tại bộ phận một cửa xã Kim Lập (Kim Bôi).
Xã Kim Lập (Kim Bôi) mới trên cơ sở hợp nhất 3 xã: Kim Sơn, Lập Chiệng và Hợp Kim chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/2. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân xã chung sức bắt tay vào ổn định tổ chức, nhằm kịp thời giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, phát triển KT-XH địa phương. Qua rà soát, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 24 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn trên 15%. Đồng chí Bùi Văn Lục, Chủ tịch UBND xã cho biết: Mặc dù sáp nhập 3 xã, số lượng người dân đến giải quyết TTHC tăng lên nhiều so với trước, nhưng với tinh thần trách nhiệm và sự tập trung cao độ của các cán bộ, công chức (CB, CC), trong đó, xã phân công một đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách bộ phận giao dịch một cửa. Bộ phận một cửa được trang bị hiện đại nên giải quyết nhanh chóng, không để xảy ra tình trạng bà con phải chờ đợi quá lâu hoặc tồn đọng việc chưa được giải quyết. Về cơ bản, bộ máy hành chính xã Kim Lập đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, đảm bảo giải quyết nhanh, đúng quy trình các TTHC cho nhân dân, cán bộ chuyên trách được giao nhiệm vụ yên tâm công tác. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, nhất là về vấn đề CB, CC sau sáp nhập. Hiện, xã có 23 CB, CC dôi dư đang chờ chỉ đạo, sắp xếp của UBND huyện.
Một số lĩnh vực CCHC đã được các cấp, ngành tích cực triển khai thực hiện ngay từ đầu năm và đạt được kết quả nổi bật như: Kiện toàn, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường thực hiện văn hóa công sở; tập trung chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc ngay từ sau Tết Nguyên đán đảm bảo đúng tiến độ; thực hiện tốt việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng đối với CC, VC, lao động hợp đồng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã; một số huyện đã xây dựng kế hoạch tiếp tục đầu tư xây dựng bộ phận một cửa cấp xã đủ các trang thiết bị điện tử, thiết bị chuyên dụng theo mô hình một cửa hiện đại. Số đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi thường xuyên, hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư tăng so với năm 2019.
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong tỉnh tiếp tục được quan tâm triển khai thực hiện theo Kế hoạch số 49, ngày 27/3/2019 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 17, ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025. Các cơ quan, đơn vị tích cực triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 144, ngày 6/8/2019 của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước năm 2020. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được triển khai tại 63 điểm; Hệ thống Văn bản điều hành của tỉnh đã được kết nối từ tỉnh đến xã, tỷ lệ văn bản đi được gửi dưới dạng điện tử so với tổng số văn bản đi của tỉnh đạt trên 90%. Cổng Dịch vụ công của tỉnh được hoàn thiện, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa theo quy định tại Quyết định số 1697, ngày 23/10/2018 của Bộ TT-TT. Trong quý I đã tiếp nhận 700 hồ sơ và trả kết quả 13.725 hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích.
Theo lãnh đạo Sở Nội vụ, nhiệm vụ CCHC trên địa bàn tỉnh năm 2020 được thực hiện đồng bộ trên cả 6 lĩnh vực theo Chương trình tổng thể CCHC của Chính phủ. Do đó, các cấp, ngành cần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ kiểm soát, rà soát, công bố, đơn giản hóa TTHC chính theo kế hoạch. Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, bộ phận một cửa cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh việc xây dựng bộ phận một cửa hiện đại ở cấp xã; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện TTHC qua dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 và qua dịch vụ Bưu chính công ích. Tiếp tục triển khai kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh; tích hợp phần mềm một cửa điện tử với các phần mềm chuyên ngành khác; duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia ISO ở các cấp...
Hải Linh
Chiều 22-3, tại trụ sở Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm, kiểm tra công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 của Bộ Quốc phòng. Cùng dự có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan T.Ư, 50 điểm cầu trực tuyến trong toàn quân.
"Quân đội của chúng ta luôn là trụ cột của quốc gia, đặc biệt khi đất nước lâm nguy, giặc giã, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm thì vai trò chủ đạo, tính chất nòng cốt của quân đội càng được thể hiện rõ hơn và phát huy mạnh mẽ”, Thủ tướng bày tỏ khi làm việc tại Cục Quân y, nơi đầu sóng ngọn gió trong phòng chống đại dịch COVID-19.
Từ ngày 23 - 25/3, Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương tiếp tục quán triệt mục tiêu ngăn chặn, hạn chế tối đa việc lây lan ra cộng đồng, tập trung thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống COVID-19.
Ngày 21/3, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký Thông báo số 172-TB/TW Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, thời gian qua, Đảng bộ thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào nề nếp, trở thành việc làm thường xuyên, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Từ đó, xuất hiện nhiều gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KT-XH của địa phương.