(HBĐT) - Những năm qua, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển trồng trọt, phát triển chăn nuôi bền vững, cải tạo vườn tạp, phát triển thủy sản, xây dựng NTM, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa… Các nghị quyết được thực hiện hiệu quả đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh.


Hợp tác xã gà đồi xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi giá trị đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng dựng NTM. Thực hiện các nghị quyết về cải tạo vườn tạp, phát triển trồng trọt, diện tích cây ăn quả và rau an toàn được mở rộng, góp phần tăng trưởng ngành trồng trọt đạt 5,4%, chiếm 67% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, giá trị thu nhập/ha đất canh tác tăng lên, đạt 128,4 triệu đồng/ha. Tỉnh đã hình thành vùng cây ăn quả có múi, diện tích 11.500 ha, trong đó, diện tích được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ 2.500 ha. Thực hiện nghị quyết về phát triển nuôi cá lồng bè, tỉnh đã định hướng, triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển nuôi cá hồ Hòa Bình. Do đó, sản lượng cá tăng mạnh, nhất là nuôi cá lồng bè. Năm 2020, toàn tỉnh có 4,7 nghìn lồng cá trên sông Đà, có 14 cơ sở nuôi trồng được cấp giấy chứng nhận VietGAP, quy mô 1.067 lồng. Một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi trồng, thu được kết quả cao như: cá trắm đen, cá lăng, cá tầm, cá dầm xanh, cá chiên... Nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà theo chuỗi giá trị được xây dựng thành công, ngày càng phát triển. Các nghị quyết về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, xây dựng NTM đã tạo ra chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngành nông nghiệp được tập trung phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM. Tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt khoảng 4,1%/năm. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu cây trồng được chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang cây có giá trị kinh tế cao. 5 năm qua, tỉnh chuyển đổi được gần 18 nghìn ha đất trồng lúa, cây màu kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Mô hình cánh đồng lớn, sản xuất tập trung quy mô lớn, liên kết sản xuất theo chuỗi bước đầu được thực hiện. Chăn nuôi tập trung phát triển 5 loài vật nuôi lợi thế là: trâu, bò, lợn, dê, gia cầm theo mô hình trang trại. Lâm nghiệp phát triển theo hướng tăng diện tích trồng cây gỗ lớn, cây bản địa; diện tích trồng rừng hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra.

Chương trình xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của người dân về vai trò chủ thể được nâng cao; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng lên. Đến cuối năm 2020, có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 44,3% xã đạt 19 tiêu chí NTM, hoàn thành trước 1 năm thực hiện nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM (đứng thứ 3 các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng đầu các tỉnh Tây Bắc về xây dựng NTM).

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Các nghị quyết của Tỉnh ủy đã đi vào thực tiễn, tạo chuyển biến rõ rệt trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp của tỉnh. Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả, giá trị bền vững. Nhiều hoạt động liên kết sản xuất, kết nối thị trường được thực hiện. Nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh không bị tồn, thừa, sản lượng tăng mạnh, song giá bán khá ổn định. Đặc biệt, những nông sản có lợi thế như: cam, bưởi, nhãn, su su, lợn bản địa, gà đồi, cá lòng hồ đã tiếp cận được với các thị trường ngoại tỉnh, thị trường Hà Nội, được người tiêu dùng đánh giá cao...

Trong thời gian tới, ngành NN&PTNT tiếp tục phối hợp các ngành tham mưu cho tỉnh triển khai các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp thực chất, hiệu quả; tham mưu xây dựng bản đồ khí hậu, thổ nhưỡng, xây dựng quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp của tỉnh, làm cơ sở thuận lợi để thu hút nhà đầu tư. Thay đổi cách tiếp cận, tổ chức sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, thu hút doanh nghiệp, HTX tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trước mắt, tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, có lợi thế, giá trị gia tăng cao, hướng đến thị trường; phát triển kinh tế rừng gắn với công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng NTM.


Lê Chung


Các tin khác


Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh – Dấu mốc trọng đại xây dựng tỉnh Hòa Bình mạnh về kinh tế, có nền văn hóa đậm nét bản sắc dân tộc

(HBĐT) - Sau 3 ngày làm việc (từ ngày 01 - 03/10/2020), với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp, đánh dấu bước phát triển mới của tỉnh trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí NGÔ VĂN TUẤN, Bí thư Tỉnh ủy về nguyên nhân thành công, bài học kinh nghiệm rút ra qua quá trình tổ chức Đại hội và các nhiệm vụ, giải pháp để sớm đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.

Trích tham luận tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025

(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình làm việc, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã ghi nhận 105 lượt ý kiến phát biểu tại tổ và tham luận tại hội trường. Các ý kiến tham luận tập trung vào những vấn đề quan trọng, nổi bật nhất, góp phần làm rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kiến nghị nhiều giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung tóm tắt một số tham luận.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII - niềm tin phát triển

(HBĐT) - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công trọn vẹn trên nhiều phương diện. Đại hội đánh giá, phân tích sâu sắc, toàn diện những kết quả đạt được, chỉ ra bài học kinh nghiệm, những yếu kém cần khắc phục; lựa chọn bầu vào cấp ủy những đồng chí tiêu biểu, đủ đức, đủ tài, có khả năng quy tụ, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cán bộ và Nhân dân, cùng cộng đồng trách nhiệm với niềm tin đổi mới, phấn đấu vì sự phát triển tươi đẹp của tỉnh trong những năm tới.

Danh sách Đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

(HBĐT) - Ngày 3/10, trong khuôn khổ chương trình làm việc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đại hội đã bầu Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, gồm 19 đại biểu chính thức và 1 đại biểu dự khuyết. Sau đây là danh sách Đoàn đại biểu của tỉnh:

Khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình hành động, phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước (*)

(HBĐT) - Phát biểu Bế mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy khóa XVII trình bày.

Trích một số tham luận của đại biểu tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025

(HBĐT) - Trong khuôn khổ chương trình làm việc, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã ghi nhận 105 lượt ý kiến phát biểu tại tổ và tham luận tại hội trường. Các ý kiến tham luận tập trung vào những vấn đề quan trọng, nổi bật nhất, góp phần làm rõ kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kiến nghị nhiều giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Báo Hòa Bình trích đăng nội dung tóm tắt một số tham luận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục