(HBĐT) - Nhìn lại 3 năm thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU, ngày 25/7/2017 của BTV Tỉnh ủy về "tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở”, đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Đặc biệt là hiệu quả ở khối xã, phường, thị trấn và phát huy vai trò người đứng đầu trong giải quyết các vấn đề ngay tại cơ sở.


Thường trực Đảng ủy xã Tân Vinh (Lương Sơn) trao đổi với đại diện các ngành, đoàn thể địa phương về giải pháp thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở.

Đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu

Người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, đảm bảo quản lý, điều hành đúng chức năng, nhiệm vụ. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước cán bộ, đảng viên và Nhân dân; thực hiện quy tắc ứng xử nơi công sở, xử lý, ngăn chặn những hành vi nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện công khai, minh bạch nhằm phát huy quyền dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Thực hiện tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 và 20 hàng tháng, bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân tại đơn vị.

Đặc biệt, người đứng cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị đã tổ chức tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân theo định kỳ, chuyên đề, đột xuất, góp phần giải quyết đáng kể những thắc mắc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Theo đồng chí Nguyễn Quang Minh, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, trong 3 năm nay, toàn tỉnh tổ chức được 2.062 cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân; các cấp Công đoàn đối thoại với đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động được 349 cuộc. Ngoài ra, tiếp thu trên 98.000 lượt ý kiến góp ý vào dự thảo chủ trương, nghị quyết, chỉ thị... của Đảng; trên 126.000 lượt ý kiến góp ý của MTTQ và các tổ chức CT-XH các cấp, Nhân dân... Qua đó, đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị, địa phương thực thi dân chủ, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, thực hiện nghiêm Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp.

Điểm nhấn ở khối xã, phường, thị trấn

Việc thực hiện QCDC ở các xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đi vào nền nếp, hiệu quả, phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân. Thực hiện tốt việc công khai các nội dung với nhiều hình thức như: qua hệ thống loa truyền thanh, niêm yết trên bảng tin, tại các cuộc họp để người dân được biết, bàn và quyết định trực tiếp như việc đóng góp xây dựng quy ước, hương ước, xét chọn gia đình văn hóa, hưởng chính sách xã hội, sáp nhập thôn, xóm, xây dựng NTM... Hiện, 100% xã, phường, thị trấn tổ chức rà soát, bổ sung quy chế trong hoạt động của chính quyền trên tất cả các lĩnh vực được thực hiện có hiệu quả; 100% cấp ủy, chính quyền các xã, phường, thị trấn đã đưa nội dung thực hiện QCDC ở cơ sở thành tiêu chí bình xét thi đua hàng năm đối với tổ chức Đảng, đảng viên.

Từ hiệu quả QCDC ở cơ sở đã đem lại nhiều kết quả nổi bật trong 3 năm gần đây, như quỹ "Vì người nghèo” cấp tỉnh thu được gần 20 tỷ đồng, chi hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 324 căn nhà; trao tặng hơn 5.100 suất quà cho hộ nghèo, khó khăn trong toàn tỉnh với số tiền gần 11 tỷ đồng; chi 219 triệu đồng hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó; hỗ trợ 66 triệu đồng cho công nhân nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán; xây dựng được 835 căn nhà đại đoàn kết. Các địa phương đã vận động Nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động, vật liệu... trị giá gần 735 tỷ đồng để xây dựng NTM, đô thị văn minh. Đến nay, toàn tỉnh 53/131 xã NTM; không có xã dưới 10 tiêu chí; TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn đã hoàn thành xây dựng NTM. Toàn tỉnh giảm được 576 thôn, xóm, tổ dân phố (từ 2.058 còn 1.482); sắp xếp từ 210 xã, phường, thị trấn còn 151 (giảm 59 đơn vị).

Đồng chí Nguyễn Quyết Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Vinh (Lương Sơn) khẳng định: "Để tạo lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, người cán bộ phải tận tụy, tâm huyết với Nhân dân, trách nhiệm trong giải quyết vấn đề người dân quan tâm. Đặc biệt, phải đặt lợi ích người dân lên hàng đầu, công khai, minh bạch quá trình thực hiện các phần việc liên quan trực tiếp đến người dân, lấy sự đồng thuận của người dân làm cơ sở để đánh giá hiệu quả việc phát huy dân chủ tại địa phương”.


Thanh Sơn


Các tin khác


Huyện Cao Phong: Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên

(HBĐT) - Với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) ở huyện Cao Phong luôn tiên phong, gương mẫu trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng NTM, phát triển kinh tế, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong quần chúng Nhân dân.

Thảo luận báo cáo tổng kết công tác năm 2020 của một số ngành

(HBĐT) - Tiếp tục ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, sáng 26/10, Quốc hội đã nghe các báo cáo và thảo luận cho ý kiến vào báo cáo tổng kết công tác năm của các ngành Công an, Viện KSND tối cao; Thi hành án; Thanh tra Chính phủ.

Tọa đàm khoa học "Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở"

(HBĐT) - Ngày 26/10, tại Trường Chính trị tỉnh, Khối thi đua số 4 Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức tọa đàm khoa học "Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Công đoàn cơ sở". Tham dự buổi tọa đàm có lãnh đạo LĐLĐ tỉnh; thường trực Công đoàn Viên chức tỉnh; Trưởng khối, Phó trưởng Khối thi đua số 1, 2, 3 Công đoàn Viên chức tỉnh; đại biểu tiêu biểu của các Công đoàn cơ sở trong Khối thi đua số 4.

Đảng bộ huyện Tân Lạc: Đổi mới phương thức lãnh đạo đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Nhiều năm nay, Đảng bộ huyện Tân Lạc đã chú trọng đổi mới, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện sáng tạo và phù hợp, đưa nhanh các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tạo hiệu quả tích cực trong phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân.

Phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển KT-XH vùng Tây Bắc nhanh và bền vững

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, KT-XH vùng Tây Bắc đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể: Tốc độ tăng GDP toàn vùng bình quân 8,4%/năm; cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ theo hướng hiện đại.

Ngày làm việc thứ 4, Kỳ họp thứ mười: Quốc hội nghe, thảo luận trực tuyến 2 dự án luật

(HBĐT) - Sáng 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội họp phiên toàn thể trực tuyến, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Đồng chí Trần Đăng Ninh, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh và các ĐBQH khóa XIV tỉnh dự họp tại điểm cầu tỉnh ta. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục