(HBĐT) - "Tiếp tục lãnh đạo thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược” là nội dung quan trọng hàng đầu đã được nhấn mạnh tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Gắn quyết tâm chính trị với những giải pháp cụ thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong toàn tỉnh tích cực triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết, với tâm thế sẵn sàng khởi động thật tốt để tăng tốc mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới.
Bài 1 - Đột phá để phát triển



Cải cách hành chính tiếp tục được xác định là một trong những đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Bộ phận một cửa xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) niêm yết đầy đủ, minh bạch các thông tin hướng dẫn cần thiết, giúp người dân thuận lợi khi đến giao dịch các thủ tục hành chính.

Trở lại 5 năm trước, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã thông qua nghị quyết với định hướng mục tiêu xuyên suốt cả nhiệm kỳ là: Huy động mọi nguồn lực để phát triển KT-XH nhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Đặc biệt, tại nghị quyết quan trọng này, Đảng bộ tỉnh kiên quyết chỉ đạo nội dung "lãnh đạo thực hiện có hiệu quả 3 đột phá chiến lược”.

Xác định trọng tâm của đột phá

3 đột phá chiến lược được hoạch định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI gồm: phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế. Đối với từng khâu đột phá, nghị quyết nêu bật các nội dung then chốt, đóng vai trò như những "kim chỉ nam” hữu hiệu giúp các cấp ủy Đảng, chính quyền có cơ sở để cụ thể hóa, thiết thực hóa, triển khai "trúng” mục tiêu đề ra.

Điển hình như quyết tâm lãnh đạo thực hiện khâu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng. Vượt qua nhiều thách thức, trong 5 năm, toàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, tập trung tái cơ cấu đầu tư công. Để phù hợp tình hình khó khăn về nguồn lực, tỉnh xác định rõ, sát trọng tâm cần ưu tiên nguồn vốn là các công trình trọng điểm, cấp thiết, có tính lan tỏa. Đồng thời, tích cực triển khai cơ chế, chính sách phù hợp để huy động nguồn vốn, gắn với tăng cường phân cấp quản lý đầu tư, thanh kiểm tra, giám sát, đảm bảo chất lượng công trình, kiên quyết xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, khắc phục tình trạng phân bổ vốn dàn trải dẫn đến lãng phí...

Kết quả sau 5 năm, kết cấu hạ tầng phát triển KT-XH của tỉnh được đầu tư đồng bộ với những điểm nhấn nổi bật trong từng lĩnh vực. Trong kết cấu hạ tầng giao thông, nhiều dự án trọng điểm đã hoàn thành, tạo động lực phát triển như tuyến đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, đường liên huyện vùng cao Tân Lạc - Lạc Sơn, nhiều tuyến giao thông nông thôn được nâng cấp, hoàn thành xây dựng cầu Hòa Bình 3, sắp hoàn thành cầu Hòa Bình 2 và chuẩn bị đầu tư nhiều dự án giao thông quan trọng khác… Trong lĩnh vực thủy lợi, nhiều công trình trọng điểm được nâng cấp, xây dựng mới. Hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt được quan tâm đầu tư. Hệ thống hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tiếp tục phát triển. Hệ thống lưới điện, chất lượng điện từng bước được cải thiện. Kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại, dịch vụ, hạ tầng lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, thông tin truyền thông… đảm bảo phục vụ tốt các nhu cầu của Nhân dân. Đến nay, toàn tỉnh đã có 11 đô thị, trong đó, TP Hòa Bình cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II, thị trấn Lương Sơn và khu vực lân cận đạt tiêu chí đô thị loại IV…

Đối với 2 nội dung phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện thể chế, kết quả cũng đáng ghi nhận, cho thấy sự đúng đắn, quyết liệt trong đường lối lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ qua: Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc thực hiện các đột phá chiến lược để tạo thêm động lực phát triển KT-XH nhanh, bền vững.

Tạo đột phá để phát triển nhanh, bền vững

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, đánh dấu cột mốc lịch sử đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của TP Hòa Bình. Với việc sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Kỳ Sơn vào thành phố, TP Hòa Bình có sức vóc hoàn toàn mới, tổng diện tích tự nhiên khoảng 348,65 km2, quy mô dân số trên 135.700 người.

Theo đồng chí Quách Tùng Dương, Bí thư Thành ủy Hòa Bình khóa XXII, nhiệm kỳ 2015-2020: Để chuẩn bị cho công cuộc sáp nhập mang tính chất cách mạng, BCH Đảng bộ TP Hòa Bình (cũ) khóa XXII đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, nổi bật là lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ đột phá như nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch, chú trọng phát triển đô thị gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển nhân lực... Đặc biệt, cả huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình (cũ) đều quyết liệt thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính. Đây được coi là nhiệm vụ then chốt của then chốt, tạo nền tảng thuận lợi cho 2 đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sáp nhập theo đúng lộ trình.

Được biết, trước khi sáp nhập theo Nghị quyết số 830, các cấp ủy Đảng, chính quyền tại huyện Kỳ Sơn và TP Hòa Bình (cũ) luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh và của huyện, thành phố. Mức độ thực hiện khá đồng đều ở cả 6 nhiệm vụ: cải cách thể chế, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, hiệu quả hoạt động của bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả, vận hành cơ chế một cửa, một cửa liên thông... Trong đó, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước được ghi nhận có chuyển biến tích cực với việc sắp xếp, kiện toàn các phòng chuyên môn theo hướng tinh gọn, hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được bố trí việc làm phù hợp trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường; kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế văn hóa công sở được chấn chỉnh... Đây là điều kiện thuận lợi để 2 đơn vị hành chính cấp huyện hoàn thành sáp nhập vào cuối năm 2019 và sau đó, đảm bảo kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của đơn vị hành chính mới.

Trên phạm vi toàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Viết Trọng, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết: Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết tâm tổ chức thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đây là cuộc "đại cách mạng” không chỉ riêng đối với nhiệm kỳ 2015 - 2020 mà đối với lịch sử phát triển của toàn tỉnh. Từ tháng 2/2018 - 5/2019, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, tổ chức CT-XH từ tỉnh đến cơ sở đã thống nhất triển khai phương án hợp nhất huyện Kỳ Sơn vào TP Hòa Bình, sắp xếp 106 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 47 đơn vị. Sau sắp xếp, toàn tỉnh còn 10 huyện, thành phố; 151 xã, phường, thị trấn. Với kết quả này, tỉnh có động lực mới để phát triển nhanh, bền vững hơn trong những năm tiếp theo, bám sát định hướng quan trọng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra: Phấn đấu đến năm 2025, kinh tế của tỉnh đạt mức trung bình của cả nước.

(Còn nữa)


Thu Trang


Các tin khác


Quy chế dân chủ ở cơ sở - nền tảng cho sự đồng thuận của Nhân dân

(HBĐT) - Nhìn lại 3 năm thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU, ngày 25/7/2017 của BTV Tỉnh ủy về "tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở”, đến nay đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Đặc biệt là hiệu quả ở khối xã, phường, thị trấn và phát huy vai trò người đứng đầu trong giải quyết các vấn đề ngay tại cơ sở.

Đảng bộ huyện Yên Thủy: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

(HBĐT) - Nhìn lại 5 năm thực hiện Chỉ thị số 31, ngày 2/6/2014 của BTV Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chi bộ, đồng chí Bùi Thị Thư, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Yên Thủy đánh giá: Chất lượng sinh hoạt chi bộ có nhiều chuyển biến tích cực. Chế độ sinh hoạt được duy trì nề nếp. Tính lãnh đạo, giáo dục, tinh thần phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt chi bộ ngày càng được nâng lên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng... Đó là kết quả quá trình nỗ lực của các cấp ủy địa phương khi tiến hành một loạt giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng.

Tập thể điển hình “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”

(HBĐT) - Với những thành tích xuất sắc và toàn diện trong những năm qua, Ban Dân vận Huyện ủy Lạc Thủy vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Phần thưởng là động lực tiếp thêm sức mạnh, giúp những người làm công tác dân vận hoàn thành tốt công việc của mình, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân, đồng thời tiếp tục minh chứng sinh động cho lời dạy sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận: "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.

Nhìn lại 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong đoàn viên, thanh niên ưu tú

(HBĐT) - Tính đến tháng 2/2020, so với trước khi có Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 9/2/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, số lượng đảng viên được kết nạp là đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) nói chung, là học sinh, sinh viên (HS, SV) trong các nhà trường, là ĐVTN ưu tú đi làm nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang (LLVT) đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, đảng viên là ĐVTN có 15.230 người, chiếm 69,28%. Đảng viên là ĐVTN theo Chỉ thị số 35-CT/TU 2.145 người, chiếm 14,08% so với tổng số học viên là ĐVTN. Tỷ lệ ĐVTN ưu tú đi làm nghĩa vụ trong LLVT đạt 12,90% so với tổng số đảng viên là ĐVTN mới kết nạp.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tập huấn công tác kiểm tra, giám sát năm 2020

(HBĐT) - Trong 2 ngày (26 - 27/10), Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy phối hợp Vụ Đơn thư tiếp đảng viên và công dân (UBKT T.Ư) tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) năm 2020 cho đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp tỉnh Hòa Bình.

Huyện Cao Phong: Phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên

(HBĐT) - Với phương châm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, trong nhiều năm qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) ở huyện Cao Phong luôn tiên phong, gương mẫu trong các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng NTM, phát triển kinh tế, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong quần chúng Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục