(HBĐT) - Ngày 17/6, Ban tổ chức Giải Báo chí tỉnh tổ chức trao giải Báo chí tỉnh Hòa Bình lần thứ I- năm 2020. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT. 


Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao giải cho các tác giả đạt giải B.

Sau một thời gian chuẩn bị, Ban tổ chức Giải Báo chí tỉnh năm 2020 đã được thành lập do đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình làm Trưởng ban; thành viên gồm: đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Nhà báo tỉnh; Sở TT&TT, Báo Hòa Bình và Đài PT-TH tỉnh. Mời đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở TT&TT, các cơ quan báo chí của tỉnh, của T.Ư đóng chân trên địa bàn và một số nhà báo có uy tín của tỉnh tham gia Ban giám khảo để chấm, thẩm định chất lượng các tác phẩm báo chí dự thi.

Giải Báo chí tỉnh đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan báo chí, các nhà báo chuyên nghiệp và không chuyên tham gia gửi tác phẩm dự thi. Tính đến ngày 20/5/2021, Ban tổ chức giải đã tiếp nhận được 96 tác phẩm dự thi, trong đó, có 63 tác phẩm báo in, 27 tác phẩm truyền hình, 3 tác phẩm phát thanh và 3 tác phẩm báo điện tử, không có tác phẩm ảnh báo chí. Nhiều tác phẩm đi sâu tìm tòi, phân tích, phản ánh, thể hiện sinh động những điển hình trong thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị; sự đổi mới, quyết liệt, trách nhiệm, sáng tạo, những cách làm hiệu quả trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững, chăm sóc đời sống đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn; cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế vùng miền…


Đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh, Tổng biên tập Báo Hoà Bình trao giải cho các tác giả đạt giải C.
              

  Ban tổ chức trao giải cho các tác giả đạt giải khuyến khích.

Kết quả, Ban tổ chức giải đã xét chọn 27 tác phẩm chất lượng cao để trao giải (không có giải A), gồm: 5 tác phẩm đạt giải B: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình - những dấu ấn đột phá của nhóm tác giả: Lưu Văn Vĩnh, Doãn Chương, Ánh Ngọc, Việt Tuấn, Vân Anh, Vũ Mai (Đài PT-TH tỉnh); Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: "Cuộc cách mạng” của một nhiệm kỳ (4 kỳ) của nhóm tác giả: Dương Liễu, Bùi Minh, Việt Lâm (Báo Hòa Bình); Công trình nước sạch kém hiệu quả - bài toán quản lý sau đầu tư của tác giả Đinh Hòa (Báo Hòa Bình); Nhớ lời Bác Hồ dạy: "Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” (4 kỳ) của tác giả Cẩm Lệ (Báo Hòa Bình); Phá rừng phòng hộ ở xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn của nhóm tác giả: Minh Thuật, Ngọc Nguyên, Phạm Hiếu, Minh Thùy, Hữu Lộc (Đài PT-TH tỉnh). 7 tác phẩm đạt giải C gồm: Những người hùng thầm lặng của tác giả Dương Liễu (Báo Hòa Bình); Đề án số 03 – Đảng vững, dân tin của tác giả Đức Phượng (Báo Hòa Bình); Tạo lực đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (3 kỳ) của tác giả Hoàng Nga (Báo Hòa Bình); Thực hiện định hướng phát triển xanh, bền vững, người dân được hưởng thụ thành quả đổi mới của tác giả Lê Chung (Báo Hòa Bình); Thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh, người dân Phú Cường sử dụng nước có nguy cơ ô nhiễm của nhóm tác giả: Hồng Len, Ánh Ngọc (Đài PT- TH tỉnh); Chuyện của Minh của nhóm tác giả: Vũ Mai, Ánh Ngọc, Trung Kiên (Đài PT-TH tỉnh); Tỉnh Hòa Bình đồng lòng xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu giai đoạn 2018 – 2020, nỗ lực xây dựng nông thôn mới, phát triển sản phẩm OCOP năm 2020 của nhóm tác giả: Bích Việt, Văn Vĩnh, Ánh Ngọc, Trung Kiên, Thành Chung, Doãn Chương (Đài PT-TH tỉnh). 15 tác phẩm đạt giải khuyến khích gồm: Bức tranh cuộc sống mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tác giả Đức Anh (Báo Hòa Bình); Nông dân thời đại 4.0 của tác giả Bùi Minh (Báo Hòa Bình); Đổi mới tư duy lãnh đạo – yếu tố dẫn đường trong phát triển tam nông giai đoạn 2010 – 2020 (2 kỳ) của tác giả Thu Trang (Báo Hòa Bình); Khi Chỉ thị số 40 đi vào cuộc sống của tác giả Đinh Thắng (Báo Hòa Bình); Bình yên một thoáng làng rừng của tác giả Lê Va (Báo Văn nghệ Hòa Bình); Thường Rang – Bọ Mẹng, hát Đúp giao duyên Mường trong đời sống người Mường ở Lạc Sơn của tác giả Bùi Huy Vọng (Báo Văn nghệ Hòa Bình); Sản xuất cây ăn quả có múi đối diện nhiều thách thức của tác giả Thu Thủy (Báo Hòa Bình); 75 năm mùa thu lịch sử của tác giả Thảo Quyên (Đài PT-TH tỉnh); Người Mường và những giá trị nghệ thuật dân gian dân tộc truyền đời của tác giả Ngọc Huyền (Đài PT-TH tỉnh); Những người giữ gìn tình đoàn kết dân tộc của tác giả Đại Dương (Đài PT-TH tỉnh); Những cô giáo vùng cao bám bản của tác giả Nguyễn Thúy (Đài PT-TH tỉnh); Nhức nhối vấn đề rác thải nông thôn của nhóm tác giả: Thu Trang, Sơn Tùng, Tô Đức, Minh Thùy, Thanh Tâm (Đài PT-TH tỉnh); Chăn nuôi cá lồng theo chuỗi giá trị sản xuất gắn với du lịch lòng hồ ở xã Vầy Nưa của nhóm tác giả: Minh Duy, Công Thiện (Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc); Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc bác bỏ quan điểm sai trái của tác giả Đỗ Huyền (Đài PT-TH tỉnh; Người dân xóm Lựng, xã Cuối Hạ bức xúc, lo lắng về ô nhiễm trại lợn của nhóm tác giả: Minh Tuấn, Cẩm Lệ (Báo Hòa Bình).

Tại lễ trao giải, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh phát động Giải báo chí tỉnh Hòa Bình lần thứ II- năm 2021. Đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, sở, ngành tạo điều kiện cho những người làm báo chuyên và không chuyên phát huy tối đa năng lực sáng tạo để có những tác phẩm có giá trị, có chất lượng cao. Đề nghị đội ngũ các nhà báo bám sát thực tiễn tiếp tục đi sâu phản ánh các làm sáng tạo đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, các lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công cuộc giảm nghèo bền vững, an ninh năng lượng, kinh tế xanh… Phản ánh trung thực, kịp thời, toàn diện các sự kiện thời sự, vấn đề thời sự của tỉnh năm 2021, phản ánh nỗ lực của Đảng, chính quyền và Nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế…

Việt Lâm


Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục