Nhận lời mời của Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 10/2021, tối 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi với chủ đề "Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”.




Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Cùng tham dự phiên thảo luận có Tổng thống Ghana Nana Addo Dankwa Akufo-Addo, Tổng thống Tunisia Kais Saied, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store và Thủ tướng Saint Vincent and the Grenadines Ralph Gonsalves…, đại diện cấp cao các nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina J. Mohammed và Cao ủy Quỹ Hòa bình Liên minh châu Phi Donald Kaberuka. 

Tại phiên thảo luận mở, Lãnh đạo cấp cao và đại diện các nước thành viên Hội đồng Bảo an đều đề cao vai trò của Liên minh châu Phi trong bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh tại khu vực, thông qua các sáng kiến như Ngừng tiếng súng ở châu Phi vào năm 2030; đánh giá cao hợp tác toàn diện giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột, bảo đảm môi trường hòa bình và an ninh; ghi nhận các thách thức truyền thống và phi truyền thống mà nhiều nước châu Phi đang phải đối mặt; khuyến khích tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc  và Liên minh châu Phi, và giữa các tổ chức khu vực trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột, xây dựng và duy trì hòa bình. 

Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề cao các thành tựu nổi bật các nước châu Phi đã đạt được trong thời gian qua khi ngày càng gắn kết với các khu vực khác về chính trị, kinh tế - thương mại, giao lưu văn hóa, con người và đạt được nhiều thành quả phát triển và hội nhập đáng khích lệ. Tuy nhiên, Chủ tịch nước nhận định nhiều nước châu Phi vẫn phải gánh chịu những hậu quả dai dẳng của chủ nghĩa thực dân và chế độ nô lệ, cũng như các bất ổn, xung đột, khủng bố, bạo lực cực đoan, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực và nguồn nước… hiện đang kìm hãm đà phát triển của châu lục. 

Để cộng đồng quốc tế có thể chung tay hỗ trợ các nước châu Phi tái thiết và phát triển đất nước, ứng phó và phục hồi sau đại dịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đưa ra 5 đề xuất:

Thứ nhất, với phương châm "Giải pháp châu Phi cho các thách thức của châu Phi”, các quốc gia trong châu lục cần phát huy mạnh mẽ năng lực làm chủ, nâng cao tính tự cường để giải quyết các vấn đề nội tại, thúc đẩy xây dựng lòng tin, đối thoại, trao quyền hơn cho sự tham gia của phụ nữ, thanh niên.

Thứ hai, các nước châu Phi cần tiếp tục vun đắp quan hệ hữu nghị, mở rộng hợp tác, hội nhập, củng cố chủ nghĩa đa phương, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Thứ ba, Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi cần tiên phong hợp tác thực hiện sáng kiến Ngừng tiếng súng ở châu Phi vào năm 2030, Chương trình Nghị sự 2030 và Chương trình nghị sự 2063 về Phát triển bền vững của hai tổ chức này; thúc đẩy toàn diện và hiệu quả quan hệ đối tác chiến lược giữa Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Hội đồng Hòa bình và an ninh Liên minh châu Phi, nhất là tăng cường năng lực cảnh báo sớm về các nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống cho các Phái bộ hòa bình tại châu Phi.

Thứ tư, mở rộng hợp tác giữa các tổ chức khu vực sẽ giúp nâng cao năng lực tổng thể của các tổ chức này trong ngăn ngừa và giải quyết xung đột, ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu; ủng hộ thúc đẩy trao đổi, hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Liên minh châu Phi.

Thứ năm, tăng cường an ninh lương thực góp phần ổn định kinh tế, xã hội, xây dựng nền tảng hòa bình bền vững.  

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhiều quốc gia châu Phi và Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, cùng chung lịch sử hào hùng đấu tranh giải phóng dân tộc và phi thực dân hóa; hai bên luôn hợp tác, ủng hộ và dành cho nhau những tình cảm chân thành, tốt đẹp nhất. Việt Nam luôn sát cánh cùng các nước châu Phi vượt qua khó khăn, mở rộng hợp tác hiệu quả, hướng tới hòa bình và phát triển; hỗ trợ vật tư y tế chống đại dịch COVID-19; nhấn mạnh về việc nhiều sỹ quan, bác sỹ quân y của Việt Nam đang làm việc tại các Phái bộ Liên hợp quốc tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và sắp tới sẽ có hiện diện tại các Phái bộ khác ở châu lục. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng chia sẻ mong muốn của Việt Nam sớm trở thành quan sát viên ở Liên minh châu Phi. 

Tại phiên thảo luận, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an về tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi.


                                   Theo Baotintuc

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục