(HBĐT) - Cuộc họp chi bộ thường kỳ tháng 11 của chi bộ tổ dân phố 12, phường Hữu Nghị, (TP Hòa Bình) khác với các kỳ sinh hoạt trước. Trong cuộc họp lần này, chi bộ vinh dự được đón đồng chí Ngô Ngọc Đức, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, người đứng đầu cấp ủy và các đồng chí trong BTV Thành ủy Hòa Bình, phụ trách Đảng bộ phường Hữu Nghị dự sinh hoạt cùng. Tham dự sinh hoạt cùng chi bộ đã, đang được Thành ủy Hòa Bình nghiêm túc triển khai theo Quy định số 32, ngày 17/12/2018 của BTV Tỉnh ủy về việc dự sinh hoạt chi bộ (SHCB) của cấp ủy viên trong Đảng bộ tỉnh.


Đồng chí Bí thư Thành ủy Hòa Bình dự buổi sinh hoạt chi bộ tại phường Hữu Nghị.

Tại kỳ họp thường kỳ của chi bộ tổ dân phố 12, phường Hữu Nghị, các đồng chí trong đoàn công tác của Thành ủy được nghe, nắm tiến trình, cách thức tổ chức một buổi SHCB ở cơ sở; nghe các đảng viên trong chi bộ thảo luận xây dựng nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, AN-QP trong thời gian tới, những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc để từ đó Thành ủy tổng hợp và có hướng lãnh đạo giải quyết.

Đồng chí Nguyễn Hữu Hiếu, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hòa Bình chia sẻ: Qua dự SHCB, các đồng chí cấp ủy viên đã thông tin tình hình địa bàn, định hướng dư luận, hướng dẫn chi bộ cách thức sinh hoạt, triển khai thực hiện các nghị quyết toàn diện. Đồng thời qua dự SHCB tại cơ sở, cấp ủy nắm bắt được nhiều thông tin bổ ích để cùng với cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, phường, xã thực hiện nhiệm vụ một cách toàn diện, sâu sát, trúng, đúng vấn đề, vừa đảm bảo nguyên tắc dân chủ khách quan, phát huy dân chủ cơ sở trong sinh hoạt Đảng. 

Trong tháng 9, đồng chí Nguyễn Thị Dung, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy cùng đoàn công tác của Thành ủy cũng tham gia sinh hoạt cùng chi bộ Mỵ, Đảng bộ xã Yên Mông. Đoàn công tác đã được nghe chi bộ Mỵ đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 9, thảo luận bàn các giải pháp, xây dựng nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 10; nghe các đảng viên nêu những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị liên quan đến: công tác phòng, chống dịch Covid -19; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; nâng cao đời sống Nhân dân; công tác quản lý đất đai, xây dựng nhà cửa...

Theo Quy định số 32 của Tỉnh ủy, các đồng chí Ủy viên BTV Thành ủy dự sinh hoạt với chi bộ tối thiểu 3 lần/năm. Sau khi có quy định của tỉnh, TP Hòa Bình đã nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn, được các chi bộ đón nhận. Đồng chí Nguyễn Văn Định, Bí thư chi bộ tổ 12, phường Hữu Nghị chia sẻ: Đối với cán bộ lãnh đạo dự sinh hoạt với chi bộ không chỉ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, mà còn hiểu được thực tế cơ sở, đời sống Nhân dân. Từ đó kịp thời có sự lãnh đạo, chỉ đạo. Tôi thấy đây là một chủ trương, việc làm hết sức ý nghĩa, thiết thực trong giai đoạn hiện nay. 

Thông qua việc dự sinh hoạt cùng chi bộ đã giúp Thành ủy Hòa Bình trực tiếp nắm tình hình chi bộ, đảng viên và Nhân dân. Qua đó, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chi bộ, đảng viên thực hiện tốt quy định Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kịp thời phát hiện những hạn chế, vướng mắc trong SHCB để rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm, khắc phục hạn chế nhằm nâng cao chất lượng SHCB.

Cùng với việc tham gia dự SHCB tại cơ sở, Thành ủy Hòa Bình cũng tổ chức nhiều hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân. Mới đây nhất, BTV Thành ủy đã tổ chức hội nghị đối thoại với Nhân dân phường Thịnh Lang. Qua buổi tiếp xúc, nhiều ý kiến, kiến nghị của Nhân dân được người đứng đầu chính quyền thành phố giải đáp thỏa đáng, nhất là các vấn đề về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; công tác quản lý, sử dụng đất và nhiều vấn đề nóng, bức xúc trong Nhân dân. 

Với sự thẳng thắn, cầu thị, lắng nghe ý kiến từ cơ sở trong các buổi sinh hoạt, đối thoại đã giúp cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển KT-XH địa phương.  

Đinh Hòa

Các tin khác


Thông tin về kết quả Chiến dịch Hoà Bình

(HBĐT) - Sau hơn 100 ngày diễn ra chiến dịch, ta đã phá kế hoạch chiếm đóng Hoà Bình của địch, giải phóng khu vực Hoà Bình, sông Đà với diện tích trên 1.000 km2 và 20.000 dân. Tại mặt trận Hoà Bình, ta diệt 6.012 tên địch, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá huỷ 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 17 ca nô, tàu, xuồng, phá huỷ 246 xe quân sự.

Lực lượng vũ trang tỉnh: Không ngừng lớn mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc

(HBĐT) - Chiến thắng của Chiến dịch Hoà Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952 như ngọn lửa cách mạng tiếp thêm động lực cho cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh tiếp bước thế hệ cha anh. Do đó, xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện được Bộ CHQS tỉnh xác định là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương (QP-QSĐP) của tỉnh. Với mục tiêu đó, thời gian qua, CB, CS đã tích cực rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, khả năng sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ), đáp ứng tốt yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.

Phát huy truyền thống vẻ vang “Bộ đội Cụ Hồ”

(HBĐT) - Ngày 6/12/1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam. Từ đó, ngày 6/12 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng CCB để tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy phẩm chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình đồng đội khi xưa.

Lực lượng du kích Hòa Bình - nghệ thuật công tác binh vận

(HBĐT) - Trong chiến thắng quan trọng của Chiến dịch Hòa Bình, nghệ thuật chiến tranh du kích được áp dụng hiệu quả suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Điều đó được khẳng định qua từng trận đánh trong các đợt chiến đấu của quân và dân ta.

Chiến thắng Tu Vũ - mở đầu thắng lợi Chiến dịch Hòa Bình

(HBĐT) - Sau thất bại ở mặt trận biên giới Thu Đông 1950 và bị đánh liên tiếp ở trung du và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thực dân Pháp lâm vào thế bị động, phải phòng ngự. Để giành lại quyền chủ động trên chiến trường, mùa đông năm 1951, Pháp mở cuộc tiến công lên Hòa Bình với âm mưu xây dựng "Xứ Mường tự trị”. Bên cạnh đó, chúng mở rộng khu chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường tiếp tế và liên lạc của ta từ Việt Bắc với Liên khu III và Liên khu IV.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, phải sống trong cảnh màn trời, chiếu đất

Thủ tướng chia sẻ nỗi buồn với gia đình có người bị nạn do mưa lũ đồng thời nhấn mạnh: Không được để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc... phải "màn trời, chiếu đất".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục