(HBĐT) - 2.092 và 224 là con số các dự án được HĐND tỉnh quyết định chủ trương thu hồi đất (đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng) từ năm 2014 và số thực hiện cho đến tháng 12/2021 được ghi nhận trong báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện trình tự, thủ tục đối với các dự án trình HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương thu hồi đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang mục đích khác.
Theo báo cáo, tổng số dự án thu hồi đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng tại các nghị quyết từ năm 2014 (của HĐND tỉnh) là 2.092 dự án, tổng diện tích thu hồi 4.300,23 ha, trong đó, đất trồng lúa 2.879 ha, đất rừng phòng hộ 1.406,8 ha, đất rừng đặc dụng 14,1 ha. Kết quả thực hiện đến tháng 12/2021 là 211 dự án, tổng diện tích thu hồi 476,81 ha, trong đó, đất trồng lúa 320 ha, đất rừng phòng hộ 155,95 ha. Phân tích số liệu sâu hơn cho thấy, số thực hiện trên tổng số đã có chủ trương của HĐND tỉnh chỉ chiếm 10,08% về số dự án và 11,08% về diện tích. Đặc biệt, đáng lưu ý, số lượng dự án quá hạn từ 3 - 7 năm không triển khai là 1.022 dự án; trên 2 năm và dưới 3 năm 175 dự án; dưới 2 năm 684 dự án.
Có thể có nhiều cách tiếp cận, thống kê khác nhau, nhưng từ phân tích những con số trên có thể thấy ngay quy trình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất, sử dụng rừng của tỉnh đang thực sự có vấn đề. Trước hết, nói về phương pháp tiếp cận các quy định của pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai, việc hiểu và thực hiện quy định chỉ trình HĐND thông qua danh mục các dự án, chứ không phải trình dự án vô hình chung đã làm cho các nghị quyết của HĐND tỉnh trở nên hình thức, mặc dù trải qua quy trình thẩm tra và thảo luận, nhưng do không có thông tin, tài liệu liên quan đến dự án nên HĐND cũng không có gì nhiều để thẩm - thảo - quyết, vì vậy, việc cho ra lò danh mục các dự án thiếu tính khả thi trên thực tế là điều khó tránh khỏi.
Thứ nữa đó là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết thiếu tính kịp thời, vì thế có nhiều dự án đã quá 36 tháng (trên 3 năm) không thực hiện bất cứ một thủ tục đầu tư nào, mà cũng không chịu bất kỳ một hình thức xử lý nào về quản lý đầu tư, đất đai... vì vậy, danh mục các dự án này có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Bên cạnh đó, công tác thẩm định, đánh giá dự án của các cơ quan có thẩm quyền chưa đáp ứng yêu cầu, quá trình thẩm định không phát hiện và loại bỏ kịp thời những dự án thiếu tính khả thi, những nhà đầu tư không có năng lực tài chính và khả năng triển khai dự án...
Biện giải nguyên nhân của thực trạng này nhiều người nói là do cơ chế, chính sách hoặc các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo Sổ tay người giám sát, ý kiến này đúng nhưng chưa đầy đủ, vì hệ thống pháp luật hiện nay mặc dù chưa hoàn toàn chuẩn chỉnh, song cũng đã có dự liệu để xử lý vấn đề dự án treo, dự án chậm tiến độ, xử lý các nhà đầu tư chây ì ôm đất trục lợi chính sách. Vấn đề ở đây còn là cách hiểu và thực thi chính sách, pháp luật của không ít cá nhân có trách nhiệm và cơ quan quản lý Nhà nước đã không thực hiện đầy đủ, thấu đáo các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, còn là sự thiếu vắng bộ quy chuẩn đánh giá năng lực nhà đầu tư và cơ chế sàng lọc dự án; đội ngũ cán bộ thiếu kinh nghiệm, năng lực đánh giá, thẩm định các đề xuất dự án của các nhà đầu tư... Những nguyên nhân được coi là chủ quan này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu có một cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quán triệt chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng hoạt động và tổ chức các kỳ họp của HĐND tỉnh, Sổ tay người giám sát cho rằng, đổi mới, nâng cao chất lượng và tính khả thi các nghị quyết là đòi hỏi bức thiết hiện nay để HĐND tỉnh thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan đại diện cho cử tri và Nhân dân. Trước hết, đối với cơ quan trình cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá các dự án, tờ trình gắn với trách nhiệm của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu. Các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng cần thực hiện công khai, minh bạch, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động theo các quy định của pháp luật. Với HĐND tỉnh cần chủ động tham gia, phối hợp xây dựng dự thảo nghị quyết từ giai đoạn đề xuất chính sách; thay vì thông qua danh mục cần xem xét thông qua dự án với mục tiêu cụ thể, rõ ràng và chịu trách nhiệm giải trình với cử tri về những quyết định của mình. Hàng năm, thường trực HĐND, các ban của HĐND phải giám sát việc thực hiện nghị quyết, trên cơ sở đó phát hiện, xử lý kịp thời vấn đề phát sinh trên thực tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi nhũng nhiễu, tiếp tay, bao che cho doanh nghiệp thâu tóm đất đai, trục lợi chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư của địa phương; kiên quyết xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ. Đồng thời, cần có thái độ nghiêm khắc với tờ trình, báo cáo thẩm định, thẩm tra kém chất lượng, có như vậy sẽ khắc phục được tình trạng nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành nhưng không được thi hành mà cử tri và Nhân dân gọi vui là nghị quyết… treo!
N.T.S
(HBĐT) - Thực hiện phong trào thi đua "Cựu chiến binh (CCB) gương mẫu”, cán bộ, hội viên CCB xã Thạch Yên (Cao Phong) đã phát huy bản lĩnh chính trị, tiên phong, gương mẫu trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng đời sống. Theo thống kê năm 2021, thu nhập bình quân hội viên CCB đạt 21,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo 17,8%, giảm 4% so với năm trước.
(HBĐT) - Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song dưới sự chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh, sự quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, sự ủng hộ của đoàn viên và các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc, LĐLĐ TP Hòa Bình đã đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức hoạt động, đạt được những kết quả nổi bật, thể hiện cụ thể trên nhiều mặt công tác.
(HBĐT) - Càng cận kề Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tinh thần chung tay Tết vì người nghèo càng được phát huy mạnh mẽ và lan toả trong cộng đồng. Những chuyến hàng Tết gửi gắm yêu thương được các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh mang theo mong muốn chia sẻ, trợ giúp để đồng bào các dân tộc vùng khó khăn có một cái Tết vui tươi hơn. Hộ nghèo, gia đình chính sách thêm ấm lòng bởi Tết đến, xuân về là dịp các cấp chính quyền, đoàn thể dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt, huy động mọi nguồn lực, kiên quyết "không để ai bị bỏ lại phía sau".
Chiều 16/1, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và kiểm tra công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Cùng đi có lãnh đạo Bộ Quốc phòng và thành phố Đà Nẵng.
(HBĐT) - Tại bộ phận "một cửa” xã Tây Phong (Cao Phong), người dân đến giải quyết thủ tục hành chính được cán bộ hướng dẫn, phục vụ nhiệt tình, giải quyết công việc nhanh chóng. Xã thực hiện nghiêm túc việc niêm yết các thủ tục, thời gian giải quyết, lệ phí để người dân tiện theo dõi.
(HBĐT) - Ngày 13/1, Đảng bộ huyện Yên Thủy đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022.