Chiều 16/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi Quy chế làm việc để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo tinh thần trong các văn kiện của Đảng, nghị quyết của Quốc hội nhằm phát huy dân chủ, tăng tính chủ động, chuyên nghiệp trong hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với quy định mới của các luật, nghị quyết có liên quan; khắc phục những bất cập phát sinh trong thực tiễn.
Cơ bản tán thành với 3 nhóm quan điểm chỉ đạo việc sửa đổi Quy chế, nhiều đại biểu nhấn mạnh, việc sửa đổi Quy chế lần này cần tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong bối cảnh đổi mới chung của hệ thống chính trị, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng Quốc hội điện tử, thích ứng linh hoạt, hiệu quả trong những hoàn cảnh đặc biệt, trước các diễn biến phức tạp chưa có tiền lệ như đại dịch COVID-19…
Bên cạnh đó, để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Quy chế, các đại biểu đề nghị xác định rõ quan điểm là Quy chế không quy định thẩm quyền mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà chỉ quy định trình tự, thủ tục cụ thể để thực hiện các thẩm quyền đã được quy định trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và phải bao quát đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cũng như phương thức, cách thức xử lý các công việc nội bộ, hành chính.
Về phạm vi sửa đổi, bổ sung và cách thể hiện dự thảo Quy chế, Ban soạn thảo đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu, rà soát và đã dự kiến sửa đổi, cập nhật, bổ sung nhiều quy trình, thủ tục, phương thức xử lý công việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cụ thể đã bổ sung mới 6 điều quy định xử lý những vấn đề thực tiễn đặt ra; sửa đổi, bổ sung nội dung của 49 điều để cụ thể hóa các quy định mới liên quan đến thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lược bỏ một số quy định không còn phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, qua rà soát các hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Pháp luật nhận thấy còn một số nội dung cần được đánh giá, làm rõ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung phù hợp trong Quy chế hoặc có văn bản quy định riêng. Do đó, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quan điểm chỉ đạo sửa đổi Quy chế, rà soát kỹ các văn kiện, nghị quyết của Đảng, quy định có liên quan trong các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổng kết, đánh giá toàn diện phương thức tổ chức và hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… Trên cơ sở đó, đối chiếu với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tình hình mới để xác định rõ những những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, bảo đảm bao quát đầy đủ, toàn diện các thẩm quyền, nhiệm vụ, nội dung hoạt động, gắn với từng hình thức làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi; đồng thời khắc phục những bất cập, vướng mắc trong thực tế.
Ủy ban Pháp luật nhận thấy, hồ sơ dự thảo Nghị quyết cơ bản đầy đủ, đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì còn thiếu Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo Quy chế; một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung, nhất là những vấn đề mới, cần được đánh giá tác động kỹ để làm rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung và tính khả thi của quy định nhằm tạo cơ sở vững chắc cả về lý luận và thực tiễn để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Theo báo Tin tức
Tối 15/02, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với ông Albert Bourla, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer.
(HBĐT) - Ngày 15/2, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân định kỳ tháng 2/2022. Cùng tham gia có các đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và thành viên Hội đồng tư vấn tiếp dân của tỉnh.
(HBĐT) - Đầu xuân Nhâm Dần, chúng tôi có dịp về thăm vùng Mường cổ Tân Lạc. Sau lễ Khai hạ được tổ chức ngắn gọn nhưng trang trọng vào ngày mồng 8 Tết, nhân dân xã Phong Phú khẩn trương bắt tay vào công việc của năm mới. Đưa chúng tôi đi thăm vườn bưởi của các hội viên cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi, đồng chí Bùi Tấn Thương, Chủ tịch Hội CCB xã Phong Phú cho biết:
(HBĐT) - Năm 2021, công tác sắp xếp, tổ chức kiện toàn bộ máy tiếp tục được huyện Yên Thủy quan tâm. Huyện đã thực hiện việc tổ chức lại, hợp nhất cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, đơn vị sự nghiệp của Đảng. Cụ thể là sáp nhập Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản và Trung tâm Phát triển quỹ đất thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất; đổi tên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện thành Trung tâm Chính trị huyện theo Quy định số 208-QĐ/TW của Ban Bí thư...
(HBĐT) - Kế hoạch phát triển đảng viên năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới cho Đảng bộ huyện Lương Sơn là 90 đảng viên.
Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Ảng (Điện Biên) đề cao nguyên tắc tự phê bình và phê bình trên tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm đã giúp cho công tác kiểm điểm đi vào thực chất.