(HBĐT) - 70 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị đang được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và quê hương Hòa Bình. Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của T.Ư Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn Chiến dịch Hòa Bình, giành thắng lợi sau 3 đợt tiến công (10/12/1951 - 25/2/1952).


Tỉnh làm tốt công tác giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ tại bia ghi công của Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, xã Bình Thanh (Cao Phong).

70 năm đã trôi qua, nhưng thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị đang được vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và quê hương Hòa Bình. Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của T.Ư Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn Chiến dịch Hòa Bình, giành thắng lợi sau 3 đợt tiến công (10/12/1951 - 25/2/1952).

Chiến dịch Hòa Bình mở màn ngày 10/12/1951. Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 vận động đến Ninh Mít, phối hợp 2 tiểu đoàn địa phương chặn đánh tiểu đoàn dù GM4 càn quét ở làng Chúc phía Nam Ba Vì, diệt 2 đại đội địch, số địch còn lại bỏ chạy về Chẹ. Sáng 11/12/1951, tiểu đoàn địch càn vào khu vực Gốc Bộp, điểm cao 306, bị quân ta chặn đánh diệt 2 đại đội, bộ phận địch phía sau lùi lại Yên Lệ. Trên đường số 87, 2 tiểu đoàn địa phương đánh vận động phục kích diệt 2 đại đội bộ binh và 1 trung đội cơ giới địch ở Trung Thượng - Hạm Giá…

Ngày 23/2/1952, địch rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình, tỉnhHòa Bình hoàn toàn được giải phóng. Một lần nữa, tỉnh Hòa Bình là nơi ghi đậm dấu ấn thất bại thảm hại của quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 24/2/1952, địch ở Ao Trạch tiếp tục rút về Đồng Bái. Trên quãng đường này, Trung đoàn 9, Đại đoàn 304 xuất kích kịp thời, chặn đánh một bộ phận, diệt gần 2 đại đội địch. Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 dùng hỏa lực bắn đuổi theo diệt thêm hàng chục tên. Ngày 25/2/1952, quân địch tiếp tục rút khỏi Đồng Bái về Xuân Mai. Trong 3 ngày đánh địch rút lui, ta tiêu diệt 6 đại đội địch, phá hủy 23 xe quân sự, thu trên 100 tấn đạn dược và quân trang, quân dụng. Ngày 25/2/1952, Tổng Quân ủy quyết định kết thúc Chiến dịch Hòa Bình. Qua 2,5 tháng chiến đấu liên tục, ta đã phá kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của địch, giải phóng khu vực Hòa Bình, sông Đà với diện tích trên 1.000 km2 và 20.000 dân.

Tại mặt trận Hòa Bình, ta diệt 6.012 tên địch, thu 24 khẩu pháo các loại, 788 súng, 98 máy vô tuyến điện, phá hủy 12 khẩu pháo, bắn rơi 9 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 17 ca nô, tàu, xuồng, phá hủy 246 xe quân sự. Mặt trận địch hậu (Trung Du, Liên khu 3), ta loại khỏi vòng chiến đấu 15.237 tên địch, thu 6.126 súng các loại, giải phóng 4.000 km2 với hơn 1 triệu dân. Tổn thất chung của địch là 21.249 tên (14.030 tên chết)…

Chiến dịch Hòa Bình kết thúc thắng lợi, cuộc chiến đấu của quân dân ta trên chiến trường Trung Du, Liên khu 3, mặt trận phối hợp quan trọng của Chiến dịch Hòa Bình đã đạt được nhiều kết quả to lớn. Thắng lợi của ta ở mặt sau lưng địch làm thay đổi tình thế đồng bằng Bắc Bộ, đã có ý nghĩa quyết định thắng lợi của toàn bộ Chiến dịch Hòa Bình. Đánh bại âm mưu đánh chiếm vùng tự do của địch, phá tan âm mưu thâm độc chia rẽ đồng bào Mường, dựng lại "Xứ Mường tự trị” của giặc Pháp trên đất Hòa Bình, đập tan ảo tưởng giành lại thế chủ động trên chiến trường của thực dân Pháp bằng kế hoạch Đờ-lát đờ Tát-xi-nhi.

Kể từ ngày đầu kháng chiến, số binh lính bị tiêu diệt và tan rã trong Chiến dịch Hòa Bình là thiệt hại cao nhất của Pháp qua một chiến dịch. Âm mưu củng cố phòng tuyến, tấn công ra vùng tự do của ta và giành lại quyền chủ động của thực dân Pháp bị thất bại nặng. Khi nghiên cứu về chiến tranh của quân Pháp ở Đông Dương, nhà báo, nhà sử học Béc-na Phôn đã cho rằng: "Chiến dịch Hòa Bình đối với quân Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị nhiều không kémgì chiến dịch Biên Giới và chiến dịch Điện Biên Phủ sau này”.

Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của T.Ư, Tỉnh ủy Hòa Bình, BTV Tỉnh ủy đã quyết định ban hành nhiều chủ trương, biện pháp phối hợp với Ban chỉ huy mặt trận, phục vụ tốt nhất cho chiến dịch. Đồng thời phát động phong trào thi đua "Quân dân thi đua giết giặc, đẩy mạnh chiến thắng thu - đông" trong thời gian diễn ra chiến dịch. Bộ đội địa phương, dân quân du kích đã phối hợp bộ đội chủ lực tiến hành nhiều trận đánh lớn nhỏ trên các mặt trận, chặn đứng các hướng tiến công của địch, bắt và tiêu diệt hàng trăm tên, thu giữ, phá hủy nhiều vũ khí, phương tiện tàu chiến, bắn chìm 1 tàu và 6 ca nô, phá hủy 4 khẩu pháo 105 mm, bắn hạ 3 máy bay và phá hủy 4 chiếc tại sân bay Thịnh Lang… Tỉnh huy động cho chiến dịch 291 thanh niên tham gia chiến đấu, hơn 20 vạn ngày công phục vụ công tác vận chuyển bộ đội, lương thực thực phẩm, hàng nghìn cây bương, tre làm lán trại, hàng trăm bè mảng vượt sông, suối… tích cực lao động, sản xuất xuất để phục vụ chiến đấu, đóng góp xứng đáng vào thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình. Ngày 25/2/1952, nhân dịp giải phóng tỉnh Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen Bộ chỉ huy Chiến dịch và các chiến sỹ mặt trận Hòa Bình, dân công phục vụ và đồng bào địa phương, trong thư Người viết: "So với thắng lợi trước, thắng lợi lần này khá to. Thắng lợi lần này đã đánh dấu một bước tiến bộ mới của bộ đội ta, và đã làm cho địch phải thất bại nhục nhã trong âm mưu củng cố phòng ngự chuyển lên tiến công, nhưng bộ đội ta luôn luôn cố gắng thi đua giết giặc lập công và ra sức học tập chính huấn, đồng bào ta phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất hơn nữa để tranh lấy thắng lợi to lớn hơn nữa".

Những giá trị lịch sử, bài học kinh nghiệm của Chiến dịch Hòa Bình năm xưa đang được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tiếp thêm sức mạnh nội sinh để tỉnh vững bước vào giai đoạn đổi mới. Từ chỗ xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nghèo nàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí còn thấp của những năm đầu tách tỉnh. Đến nay, tỉnh đã có sự phát triển vượt bậc, vươn lên thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, tăng trưởng kinh tế đứng trong tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm 2021, tỉnh hoàn thành 16/21 chỉ tiêu nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế. GRDP bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng. Tổng mức đầu tư toàn xã hội ước đạt 17.105 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 31,6%. Hộ nghèo giảm còn 6,6%. Có thêm 9 xã về đích nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt tiêu chí nông thôn mới toàn tỉnh lên 65/129 xã, 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 30%. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được triển khai toàn diện, có hiệu quả. Năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền được nâng cao, tạo những điều kiện thuận lợi để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Lê Chung

Các tin khác


Hội Người cao tuổi tỉnh ký giao ước thi đua năm 2022

(HBĐT) - Ngày 24/2, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức hội nghị phát động, ký giao ước phong trào thi đua năm 2022. Tham dự có lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở LĐ-TB&XH, Hội Khuyến học và Ban đại diện Hội NCT 10 huyện, thành phố.

Các cơ quan báo chí, văn nghệ sĩ đổi mới, hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ

(HBĐT) - Văn phòng Tỉnh ủy ban hành Văn bản số 937-TB/VPTU, ngày 23/2/2022 thông báo kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí, nhà báo, văn nghệ sĩ tiêu biểu xuân Nhâm Dần 2022; tổng kết trao Giải "Búa liềm vàng” lần thứ VI tỉnh Hòa Bình năm 2021.

Trao tặng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng

(HBĐT) - Ngày 24/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2/2022 cho đảng viên Bùi Thị Ngừi, nguyên Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, nguyên Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi lễ.

Huyện Kim Bôi: Tạo chuyển biến trong phát triển kinh tế từ nghị quyết của Đảng

(HBĐT) - Là địa bàn còn nhiều khó khăn, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện Kim Bôi xác định ưu tiên hàng đầu là thực hiện các chương trình hành động tạo chuyển biến tích cực trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Sau 1 năm triển khai đã tạo nên những chuyển biến tích cực trên địa bàn.

Đảng bộ xã Vũ Bình: Đưa nghị quyết đại hội Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - Xã Vũ Bình (Lạc Sơn) có 20 xóm, phố với hơn 11.700 nhân khẩu. Đảng bộ xã có 28 chi bộ trực thuộc, gồm 20 chi bộ khu dân cư, 6 chi bộ trường học, 1 chi bộ trạm y tế và 1 chi bộ Công an xã, với 467 đảng viên. Thời gian qua, cùng với việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19, Đảng bộ xã tập trung đưa nghị quyết đại hội Đảng vào cuộc sống bằng nhiều kế hoạch, nghị quyết, hoạt động cụ thể, góp phần phát triển KT-XH, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống Nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

Sau một buổi sáng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trưa 21/2, Hội nghị tổng kết công tác Hội đồng nhân dân (HĐND) các năm 2021 và triển khai kế hoạch công tác năm 2022 khu vực phía Bắc do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục