Chiều 30/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với nông dân về chủ đề "Nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững". Tại điểm cầu của tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.




Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Hội nghị do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức. Có hơn 300 đại biểu tham dự trực tiếp tại Văn phòng Chính phủ, trong đó trên 70 nông dân tiêu biểu, đại diện cho hơn 10 triệu hộ hội viên nông dân cả nước, cùng lãnh đạo các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trung ương.

Sau một thời gian tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, cả nước đã có gần 2.000 đề xuất, nguyện vọng, kiến nghị của cán bộ, hội viên nông dân, các chuyên gia, nhà khoa học, nhân dân cả nước gửi đến Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, có 11/11 bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện, nguồn lực, môi trường thuận lợi, khuyến khích đầu tư, hỗ trợ nông dân sản xuất - kinh doanh, phục hồi và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố với nông dân địa phương, trong đó có tỉnh Hòa Bình.

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trả lời, giải đáp, trao đổi với nông dân về các nội dung mà nông dân đề cập. Đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát huy sự sáng tạo để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới xanh, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoạt động đối thoại, trao đổi phải mang tính thực chất, chuyển tải hơi thở của đời sống, sản xuất, tâm tư, tình cảm và những khó khăn, vướng mắc của người nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển hơn nữa.

Tại hội nghị đối thoại, các kiến nghị, câu hỏi của nông dân trên cả nước gửi đến Thủ tướng Chính phủ, cũng như đại diện các bộ, ngành chức năng đều là những vấn đề đang rất thời sự của ngành Nông nghiệp hiện nay như: Phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp sinh thái, thúc đẩy chuỗi liên kết đa giá trị; hỗ trợ nông dân tham gia Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải vùng đồng bằng sông Cửu Long; các giải pháp thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi số trong nông nghiệp; triển khai có hiệu quả các đề án sản xuất nông sản chủ lực...

Nông dân cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, chính sách trong việc xử lý ô nhiễm môi trường ở nông thôn; tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa khoa học; quy hoạch, phát triển công nghiệp, làng nghề chưa khoa học, thiếu tính khả thi… để xây dựng nông thôn thực sự hiện đại, xanh và ngày càng hình thành nhiều miền quê đáng sống.


T.H

Các tin khác


Nửa nhiệm kỳ vượt khó

"Khó khăn” là từ được nhắc đến nhiều nhất trong nửa đầu nhiệm kỳ vừa qua. Dù vậy, với sự đồng thuận, quyết tâm cao, tỉnh ta đã có nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo, dự kiến sẽ hoàn thành đạt và vượt 17 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; dự báo có 3 chỉ tiêu khó đạt (tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước, GRDP bình quân đầu người).

Chung sức, đồng lòng, tạo niềm tin cho chặng đường phát triển mới

Năm 2023 khép lại với tình hình thế giới diễn biến phức tạp và nhiều thách thức, ảnh hưởng lớn đến KT-XH của đất nước nói chung và tỉnh ta nói riêng. Trên địa bàn tỉnh, do các tác động lâu dài của hậu Covid-19 nên một số ngành, lĩnh vực hồi phục chậm; tình hình sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài, sản lượng điện thương phẩm sản xuất trong năm giảm sút, ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh.

Ghi nhận những kết quả nổi bật trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Tỉnh ủy đã lãnh đạo quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), người đứng đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Huyện Yên Thủy cải cách hành chính tạo động lực phát triển

Trong những năm qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được các cấp chính quyền huyện Yên Thủy quan tâm, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước. Công tác CCHC trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2022, huyện Yên Thủy xếp thứ 5/10 huyện, thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2020 và tăng 1 bậc so với năm 2021. Năm 2023, huyện tập trung thực hiện các nhiệm vụ CCHC, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn.

Huyện Cao Phong: Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng trong phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Cao Phong đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ và triển khai các giải pháp hiệu quả nhằm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Thường trực HĐND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 12

Sáng 28/12, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức họp phiên thường kỳ tháng 12/2023. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục