Chiều 19/6, thảo luận tại tổ 15 về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, dự thảo Luật cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về sử dụng các loại phương tiện, biện pháp PCCC và trách nhiệm của các cơ quan trong phối hợp thực hiện từ khâu sản xuất đến tiêu dùng và đối tượng sử dụng.
Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc phát biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Đại biểu Đặng Bích Ngọc khẳng định: Thực tiễn quá trình kiểm tra, giám sát cho thấy còn nhiều bất cập trong quy định PCCC đối với các loại hình cơ sở, đặc biệt nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh. Công tác thẩm duyệt, nghiệm thu, thanh tra, kiểm tra về PCCC còn nhiều bất cập, dẫn đến nhiều vụ việc cháy nổ thương tâm thời gian qua, gây lo lắng trong Nhân dân.
Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, các nội dung của dự án Luật đã bám sát các chủ trương của Đảng về công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ, bảo đảm tính thống nhất và tương thích. Tuy nhiên, các quy định trong dự thảo Luật liên quan đến nhiều quy định khác trong hệ thống pháp luật nên cần rà soát kỹ để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ với các luật hiện hành.
Về trách nhiệm PCCC, cứu nạn, cứu hộ tại Điều 6, đại biểu đề nghị bổ sung "UBND các cấp, cơ quan công an trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm tuyên truyền, hướng dẫn kiểm tra hoạt động PCCC và cứu nạn, cứu hộ”. Ngoài ra, tại Điều 7 về trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục, huấn luyện nghiệp vụ về PCCC, cứu nạn, cứu hộ cần bổ sung "UBND các cấp, cơ quan công an, trực tiếp là lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải là những người tiên phong trong tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ về PCCC và cứu nạn, cứu hộ”. Dự thảo Luật cũng nên xem xét bổ sung quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác kiểm tra về PCCC.
Theo quy định tại Điều 20 phòng cháy trong sử dụng, cung ứng điện bảo đảm chất lượng đối với thiết bị điện, theo đại biểu, trong xu thế phát triển hiện nay đang hướng tới xu hướng bảo vệ môi trường đã dẫn đến gia tăng các phương tiện sử dụng pin. Tuy nhiên thời gian qua rất nhiều vụ cháy, nổ xuất phát từ các thiết bih này. Do đó, dự thảo Luật cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về sử dụng các loại phương tiện, biện pháp PCCC; trách nhiệm của các cơ quan trong phối hợp thực hiện PCCC từ khâu sản xuất đến tiêu dùng và đối tượng sử dụng.
Hiện nay, các đơn vị cấp huyện, cấp xã trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCC còn hạn chế. Đại biểu Ngọc đề nghị cần quan tâm đến công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ tại các địa phương, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, mang tính kịp thời.
Về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC tại Điều 9, dự thảo Luật hiện nay đã đưa ra khá nhiều nội dung về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đại biểu đề nghị cần phân tích, đánh giá, có quy định cụ thể hơn nữa vì hiện các quy định còn chung chung. Đặc biệt, tại khoản 1, Điều 9 có quy định tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động PCCC theo nguyên tắc tự nguyện. Nếu quy định như vậy sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, khó thực hiện trong thực tiễn.
Về thành lập, quản lý lực lượng dân phòng, PCCC và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, chuyên ngành theo Điều 41 của dự thảo quy định thành viên đội dân phòng ngoài thành viên của Tổ bảo vệ an ninh trật tự còn có cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động PCCC, cứu nạn, cứu hộ. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xem xét lại quy định này, vì đối với các tỉnh miền núi việc thành lập Tổ bảo vệ an ninh trật tự tại các thôn, bản rất khó khăn.
Bên cạnh đó, khoản 3, Điều 50 của dự thảo cũng quy định đội trưởng, đội phó đội dân phòng, đội PCCC và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, chuyên ngành được hưởng chế độ hỗ trợ thường xuyên hàng tháng. Bởi vậy, nếu quy định thành viên đội dân phòng là thành viên của Tổ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở và cá nhân tình nguyện tham gia thì số lượng thành viên sẽ tăng lên kéo theo ngân sách chi cũng tăng. Điều này sẽ rất khó khăn đối các tỉnh miền núi, nhất là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, ngân sách hạn chế. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu có phương án giao cho Tổ bảo vệ an ninh trật tự theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ PCCC và cứu nạn, cứu hộ để đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện Luật.
Ngô Hường
(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh Hòa Bình)
Những năm qua, Đảng bộ xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) luôn chú trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên với phương châm đảm bảo cả chất và lượng, góp phần nâng cao vai trò, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng.
Chiều 18/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển Ann Mawe đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Thảo luận tại tổ chiều 17/6 về các dự án Luật Công chứng (sửa đổi), Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và nghị quyết của Quốc hội quy định về giảm thuế giá trị gia tăng, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đề nghị: Cân nhắc xem xét quy định ở mỗi tỉnh cần phải thực hiện tối thiểu 1 phòng công chứng Nhà nước để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về công chứng.
Sáng 18/6, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương về rà soát, tiếp thu, lấy ý kiến hoàn thiện các dự thảo Nghị định của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực đất đai. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu UBND tỉnh có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Ngày 18/6, nhân dịp kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Báo Nhân Dân đã tổ chức ra mắt không gian trưng bày, trải nghiệm, và giới thiệu sản phẩm của Báo Nhân Dân tại kiot số 71 phố Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Là xã có xuất phát điểm thấp, tuy nhiên trong những năm qua, Đảng bộ xã Thung Nai (Cao Phong) đã quan tâm triển khai đồng bộ các giải pháp về xây dựng Đảng, tập trung lãnh đạo hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào năm 2023.