Tại Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày Báo cáo tóm tắt bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024. Báo Hòa Bình điện tử đăng toàn bộ nội dung báo cáo tóm tắt.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trình bày báo cáo tóm tắt.
Kính thưa: Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy!
Kinh Thưa Chủ tọa Kỳ họp!
Thưa các vị đại biểu HĐND tỉnh, các vị khách quý và cử tri, nhân dân các dân tộc trong tỉnh!
Được sự phân công của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, tôi xin trình bày Báo cáo tóm tắt bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024 như sau:
Phần I
BỔ SUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ – XÃ HỘI NĂM 2023
Sau khi rà soát, có những nội dung, chỉ tiêu thay đổi so với nội dung trong Báo cáo số 515/BC-UBND ngày 24/11/2023 và các nội dung đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2023 đã trình HĐND tỉnh khoá XVII, kỳ họp cuối năm 2023 như sau:
I. Các chỉ tiêu chủ yếu
1. Có 05 chỉ tiêu thay đổi so với số đã báo cáo, trong đó:
- Có 03 chỉ tiêu cao hơn số đã báo cáo và vượt so với kế hoạch, gồm: Năng suất lao động đạt 121,78 triệu đồng/lao động, cao hơn số đã báo cáo 1,19 triệu đồng và vượt so với kế hoạch là 4,88 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,09%, giảm thêm 0,59% so với số liệu đã báo cáo và vượt kế hoạch đề ra; Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,8%, cao hơn số đã báo cáo 0,1%, vượt kế hoạch đề ra.
- Có 01 chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước đạt 5.051 tỷ đồng, cao hơn 701 tỷ đồng so với số đã báo cáo và không đạt kế hoạch..
- Có 01 chỉ tiêu thấp hơn số đã báo cáo là tỷ lệ che phủ rừng đến hết ngày 31/12/2023 đạt 51,61%, thấp hơn số đã báo cáo là 0,08%, vượt kế hoạch đề ra..
2. Có 14 chỉ tiêu không đổi so với số đã báo cáo, trong đó có 11 chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra và có 03 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra.
II. Về các ngành, lĩnh vực chủ yếu so với đã báo cáo
1. Về lĩnh vực kinh tế
- Có 07 chỉ tiêu có kết quả thực hiện tốt hơn nội dung đã báo cáo, cụ thể: khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, sản phẩm OCOP; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ; lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch; thu ngân sách nhà nước; số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới; nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.
- Có 02 chỉ tiêu kinh tế kết quả thể hiện thấp hơn so với đã báo cáo, gồm: diện tích rừng trồng tập trung, trồng cây phân tán; sản lượng sản xuất điện.
- Bổ sung đánh giá một số nội dung trong lĩnh vực nông nghiệp; tình hình kinh tế tập thể, hợp tác xã; giải ngân vốn đầu tư công đến hết ngày 31/01/2024; chỉ số năng lực cạnh tranh năm 2023 của tỉnh.
2. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội
- Có 04 chỉ tiêu có kết quả thực hiện tốt hơn nội dung đã báo cáo, cụ thể: Đã giải quyết việc làm cho 19.026 lao động, cao hơn 1.026 người so với số đã báo cáo, (đạt 118,91% kế hoạch năm); tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp năm 2023 là 19.595 người, cao hơn 3.795 người so với số liệu đã báo cáo, đạt 126,4% so với kế hoạch giao; tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm 3,31% (từ 13,11 % năm 2022 giảm còn 9,80% năm 2023); tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn giảm 6,42% (từ 27,69 % năm 2022 giảm còn 21,27% năm 2023); Số người tham gia BHXH là 101.074 người, giảm 34.225 người so với số đã báo cáo.
- Có 05 chỉ tiêu có kết quả thể hiện thấp hơn so với đã báo cáo, cụ thể: Số lao động hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp; số người tham gia BHXH, BHTN; chi BHXH, BHTN; chi khám chữa bệnh BHYT; số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN.
3. Cải cách hành chính, an ninh trật tự; thanh tra, phòng chống tham nhũng
Có 02 nội dung kết quả thực hiện tốt hơn nội dung đã báo cáo, đó là: số cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện và hoàn thành trong năm 2023; số lượt tiếp công dân; số vụ phạm pháp hình sự được khám phá, làm rõ (trong năm xảy ra và phát hiện 778 vụ phạm pháp hình sự; khám phá, làm rõ được 717 vụ, đạt tỷ lệ 92,2%); có 02 nội dung số thực tế thấp hơn nội dung đã báo cáo: vụ cháy (xảy ra 25 vụ cháy, cao hơn số đã báo cáo 02 vụ); vụ tai nạn giao thông (xảy ra 236 vụ tai nạn giao thông, cao hơn số đã báo cáo 147 vụ, làm chết 108 người, bị thương 207 người).
III. Nguyên nhân của sự thay đổi số liệu
Báo cáo được tổng hợp từ kết quả đạt được trong 10 tháng đầu năm và dự kiến kết quả thực hiện 2 tháng cuối năm 2023; kết quả thực hiện thực tế trong tháng 11 và tháng 12 có thay đổi so với số ước đã báo cáo.
Riêng đối với chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước có tăng so với số liệu đã báo cáo nhưng không đạt kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân là do ảnh hưởng của hậu dịch Covid-19, một số doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh; kết quả thu tiền sử dụng đất không đạt so với kế hoạch.
Phần II
TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
A. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
I. Tình hình kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 1,81%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,21%; công nghiệp - xây dựng giảm 0,34%; dịch vụ tăng 6,48%; thuế sản phẩm tăng 4,73%.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 19,06%; công nghiệp - xây dựng 40,17%; dịch vụ 35,45%; thuế sản phẩm 4,79%.
2. Kết quả thực hiện trên một số ngành, lĩnh vực chủ yếu
2.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới
a) Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông là 8,4 nghìn ha, bằng 89,38% kế hoạch; diện tích gieo trồng vụ xuân là 64,9 nghìn ha, tăng 4,78% so với kế hoạch. Tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương thực hiện cấp, duy trì 72 mã số vùng trồng và 05 mã số cơ sở đóng gói theo quy định.
b) Chăn nuôi: Tình hình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định; kịp thời phòng chống đói rét, dịch bệnh, kiểm soát và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi. Tập trung triển khai công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi và bệnh lở mồm long móng.
c) Lâm nghiệp: Đã trồng rừng tập trung được 4,068 nghìn ha, đạt 73,3% kế hoạch; trồng 403,74 nghìn cây phân tán, đạt 44,6% kế hoạch. Công tác bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng được tăng cường. Toàn tỉnh đã xảy ra 04 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị cháy khoảng 8,89 ha và 01 người bị thiệt mạng.
d) Thủy sản: toàn tỉnh có 2,695 nghìn ha diện tích mặt nước, trên 4,9 nghìn lồng nuôi cá. Sản lượng thu hoạch ước đạt 6,1 nghìn tấn.
e) Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh. Quan tâm thúc đẩy giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công thực hiện chương trình. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo đúng chu trình thường niên.
f) Thủy lợi và công tác phòng, chống thiên tai
Triển khai thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi đợt I năm 2024; Thường xuyên kiểm tra các công trình thủy lợi, các tuyến đê cấp III và các cống dưới đê, chuẩn bị các điều kiện để ứng phó kịp thời với mùa mưa bão năm 2024. Trong 6 tháng đầu năm, các loại hình thiên tai như rét đậm rét hại, mưa giông kèm gió lốc,... gây thiệt hại ước khoảng trên 55 tỷ đồng.
2.2. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng 3,2% so với cùng kỳ. Ngành khai khoáng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng so với cùng kỳ; tuy nhiên ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí giảm so với cùng kỳ. Sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm 2024 là 3.186,5 triệu Kwh (đạt 36,63% so với kế hoạch năm.
2.3. Thương mại, giá cả, các dịch vụ khác
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 36.150 tỷ đồng tăng 16,14% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện 48,62% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 969,039 triệu USD, tăng 26,48 % so với cùng kỳ, thực hiện 48,48% kế hoạch năm. Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 685,275 triệu USD, tăng 17,61% so với cùng kỳ, thực hiện 49,8% kế hoạch năm.
2.4. Đầu tư phát triển
Kế hoạch vốn đầu tư công vốn ngân sách nhà nước Thủ tướng Chính phủ giao là 3.430,6 tỷ đồng; Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao chi tiết đến từng dự án là 3.763,9 tỷ đồng. Tính đến ngày 10/6/2024, tổng số kế hoạch vốn đã giải ngân là 627,3 tỷ đồng, đạt 18% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 17% so với số vốn đã giao chi tiết đến các dự án.
2.5. Tài chính, ngân hàng
Thu NSNN trên địa bàn đến hết ngày 30/6/2024 ước đạt 3.366,5 tỷ đồng, bằng 83% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 58% so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao, tăng 78% so với thực hiện cùng kỳ năm 2023.
Thu ngân sách địa phương đến hết ngày 30/6/2024 ước đạt 18.184 tỷ đồng, bằng 126% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 113% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, tăng 69% so với thực hiện cùng kỳ.
Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 7.338 tỷ đồng, bằng 51% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 46% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 99% so với thực hiện cùng kỳ.
Đến 31/5/2024, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 47.475 tỷ đồng, giảm 0,5% so với đầu năm. Tổng dư nợ tăng 0,5% so với cuối năm 2023; tỷ lệ nợ xấu toàn địa bàn chiếm 0,95% tổng dư nợ. Ước 6 tháng đầu năm, tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn tăng 1,5%, dư nợ trên toàn địa bàn tăng 1% so với đầu năm; Tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 2% tổng dư nợ. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng của nhà nước.
2.6. Phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư
Toàn tỉnh ước có 08 dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, 01 dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và 05 dự án được chấp thuận nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 3.538,6 tỷ đồng; ngoài ra, hiện còn 33 dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 20.775 tỷ đồng hiện đang được tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định (đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư).
Ước có 210 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 4.750 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, số lượng doanh nghiệp cấp mới bằng 98,6%, số vốn đăng ký bằng 112%; có 145 doanh nghiệp quay trở lại thị trường, 180 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động; 30 doanh nghiệp giải thể tự nguyện.
Về kinh tế tập thể: có 17 hợp tác xã thành lập mới, đạt 48,57% so với kế hoạch; giải thể 01 hợp tác xã và 04 tổ hợp tác. Doanh thu bình quân của một HTX ước đạt 798 triệu đồng, lợi nhuận bình quân ước đạt 89 triệu đồng/HTX.
2.7. Tiếp tục chỉ đạo điều hành thực hiện các dự án công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp quản lý xây dựng nhà, thị trường bất động sản, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, khai thác, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, chất thải và các hoạt động lĩnh vực giao thông vận tải.
2.8. Lĩnh vực quy hoạch
Thực hiện xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2023, tầm nhìn đến năm 2050 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chỉ tiêu phân bổ đất trong Quy hoạch tỉnh theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch trên địa bàn các xã, huyện, thành phố.
II. Văn hóa - Xã hội
1. Công tác giáo dục và đào tạo
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, trường học tập trung triển khai thực hiện nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện đúng chương trình dạy và học theo kế hoạch năm học 2023-2024. Triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018 theo lộ trình. Chuẩn bị tốt cho công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và tuyển sinh vào lớp 6 THCS và lớp 10 THPT năm học 2024 – 2025. Công tác đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm. Kết thúc năm học 2023-2024 toàn tỉnh hiện có 59,3% trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia
2. Công tác y tế
Duy trì thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thường trực cấp cứu 24/24h. Tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh. Đẩy mạnh thực hiện công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Công tác văn hóa, thể dục và thể thao
Tổ chức thành công các lễ hội cấp tỉnh, Lễ đón bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tập quán và tín ngưỡng Keng Loóng dân tộc Thái, huyện Mai Châu. Đã quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với 03 di tích. Thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền, cổ động, văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tổ chức tốt các hoạt động thể dục, thể thao trên địa bàn tỉnh. Duy trì các lớp năng khiếu thể thao; công tác đào tạo, tập huấn phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp. Phối hợp tổ chức thành công các trận bóng đá sân nhà CLB Hòa Bình tại giải Bóng đá Hạng nhất Quốc Gia.
4. Lao động việc làm và an sinh xã hội
Công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn, vệ sinh lao động của người lao động được quan tâm. Công tác lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác an sinh xã hội được thực hiện đúng quy định, đúng đối tượng. Tổ chức thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, đồng bào sinh sống tại các xã vùng khó khăn... trong các dịp lễ, tết...
Ước đến 30/6/2023, có 103.028 người tham gia BHXH, 74.399 người tham gia BHTN; 820.435 người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ BHYT là 92,74% dân số.
5. Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn mạng lưới thông tin liên lạc, đường truyền Internet (24/24 giờ). Hoạt động chuyển đổi số trong các cơ quan, đơn vị được đẩy mạnh; Công tác báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại được duy trì ổn định. Công tác quản lý nhà nước về Khoa học và Công nghệ tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Tình hình sản xuất, đời sống và kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện. Hoạt động của các tôn giáo cơ bản ổn định, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; không xảy ra các vụ việc phức tạp và các điểm nóng về tôn giáo.
III. Xây dựng chính quyền; cải cách hành chính; thanh tra, phòng chống tham nhũng và hoạt động tư pháp
1. Công tác tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, xây dựng chính quyền và thi đua khen thưởng
Tiếp tục triển khai sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biến chế. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận thuyên chuyển, điều động công chức, viên chức được thực hiện theo đúng quy định. Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2023-2030 và Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xây dựng Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
2. Công tác cải cách hành chính
Đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Tổ chức đánh giá kết quả Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ số Hiệu quả Quản trị hành chính công cấp tỉnh năm 2023 và đề ra các giải pháp chấn chỉnh, khắc phục để cải thiện các chỉ số năm 2024. Duy trì hoạt động của Trung tâm phục vụ Hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện đảm bảo ổn định, hiệu quả.
3. Công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo
Triển khai 46 cuộc thanh tra hành chính và 23 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Đã kết thúc 15 cuộc thanh tra hành chính và 14 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được quan tâm thực hiện theo quy định.
4. Công tác tư pháp
Công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện chặt chẽ, bảo đảm tiến độ và chất lượng. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở được tăng cường. Hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân được quan tâm thực hiện đúng quy định.
IV. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại
1. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Các lực lượng chức năng luôn thực hiện nghiêm nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu ở các cấp, bảo đảm đủ quân số, nắm chắc tình hình kịp thời xử lý mọi tình huống.
Lực lượng Công an đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm và làm việc tại tỉnh; Chỉ đạo thực hiện tốt đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm. Duy trì, phát huy hiệu quả 57 mô hình trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đến thời điểm báo cáo đã điều tra khám phá 342/362 vụ, đạt tỷ lệ 94,48%.
2. Công tác đối ngoại
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế; tăng cường các hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư, mở rộng các mối quan hệ hữu nghị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác vận động, quản lý nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tiếp tục được tăng cường.
B. KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
I. Khó khăn, hạn chế
1. Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt thấp; trong đó ngành công nghiệp xây dựng giảm 0,34%.
2. Tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư còn chậm, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm rất thấp; đặc biệt là các dự án sử dụng nguồn vốn CTMTQG, vốn nước ngân sách trung ương trong nước.
3. Vướng mắc trong áp dụng các phương pháp định giá đất; công tác xử lý các vướng mắc liên quan đến đất có nguồn gốc nông, lâm trường chậm; việc rà soát các tổ chức sử dụng đất chậm triển khai đưa đất vào sử dụng để thực hiện dự án còn chưa kịp thời.
4. Tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp còn chậm. Tỷ lệ CCN đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung còn chưa cao.
5. Hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại tuy vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. Sản phẩm du lịch của tỉnh chưa phong phú, đa dạng; chưa có sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng, độc đáo của tỉnh.
6. Chất lượng quy hoạch còn hạn chế. Tỷ lệ quy hoạch xây dựng mới tập trung ở các đô thị, chưa quan tâm đến các khu vực có tiềm năng, lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng, hoạt động trải nghiệm thể dục thể thao dẫn tới còn bị động trong công tác thu hút đầu tư và quản lý quy hoạch xây dựng.
7. Công tác theo dõi hoạt động xả thải, kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở còn khó khăn; Công tác kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại các mỏ đá chưa được quan tâm đúng mức. Còn tồn tại đơn thư, khiếu nại, phản ánh về các oạt động gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.
8. Cơ sở vật chất của một số nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; đội ngũ giáo viên môn tiếng Anh, Tin học cấp tiểu học còn thiếu; chưa có hướng dẫn về thực hiện chế độ chính sách cho các hoạt động liên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa mới và tài liệu giáo dục địa phương, chưa có hướng dẫn thực hiện việc in ấn và phát hành tài liệu giáo dục địa phương.
9. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi chưa đạt chỉ tiêu theo kế hoạch; Việc quản lý, đào tạo, sửa chữa, bảo dưỡng nhà cửa, thiết bị y tế, đặc biệt là kinh phí để mua sắm mới thiết bị y tế còn khó khăn.
10. Kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn chậm phát triển; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn vướng mắc trong triển khai thực hiện.
11. Tỷ lệ bao phủ BHXH tăng chậm, tỷ lệ người tham gia BHYT còn phụ thuộc nhiều vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước; tình trạng chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn diễn ra tại một số doanh nghiệp; việc khai thác, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện còn hạn chế.
12. Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn chưa đồng bộ và hiệu quả. Việc xây dựng văn bản QPPL còn gặp nhiều hạn chế.
II. Nguyên nhân của khó khăn, hạn chế
Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan do công tác chỉ đạo điều hành, công tác phối hợp xử lý công việc tại một số cơ quan, địa phương; năng lực của cán bộ, công chức… thì nguyên nhân khách quan là do: kinh tế của tỉnh chịu ảnh hưởng bởi các diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới; tác động của thiên tai, hạn hán. Do điều tiết của Trung ương trong việc tích nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp làm giảm sản lượng sản xuất điện, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kế hoạch sử dụng đất của các huyện, thành phố chưa được phê duyệt làm chậm công tác GPMB; Tiến độ đầu tư xây dựng khu tái định cư phục vụ công tác GPMB còn chậm, kéo dài làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư công. Một số văn bản, quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư, xây dựng, quy hoạch còn có những nội dung chưa phù hợp, vướng mắc trong quá trình thực hiện và thay đổi liên tục.
Phần III
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM 6 THÁNG CUỐI NĂM 2024
Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh về về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình năm 2024. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tập trung hoàn thành xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định.
2. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đảm bảo giải ngân hết nguồn kế hoạch vốn được giao. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm của tỉnh.
3. Triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp quản lý thu ngân sách nhà nước. Rà soát, xác định những nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời có các giải pháp về chính sách và quản lý thu hiệu quả. Tổ chức điều hành chi ngân sách năm 2024 theo đúng dự toán được giao.
4. Tập trung thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh; kịp thời giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư.
Xin trân trọng cảm ơn!
Sáng 26/6, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đồng chí Bùi Tiến Lực, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì hội thảo. Tham dự có các đồng chí nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch Ủy ban MTTQ các huyện, thành phố.
Ngày 26/6, đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đã dự và chỉ đạo Hội nghị BCH Đảng bộ huyện Mai Châu lần thứ 18, khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, đánh giá kết quả nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Công an tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy...
Chiều 25/6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình đã thảo luận, đóng góp ý kiến về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024 và phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14, ngày 17/11/2020 của Quốc hội.
Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ”, những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp huyện Kim Bôi đã thực hiện có hiệu quả phong trào "CCB gương mẫu”. Qua đó khơi dậy ý chí tự lực, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó vươn lên của cán bộ, hội viên CCB.
Ngày 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tinh lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc hội nghị của đồng Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy.
Sáng 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 16, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu khai mạc hội nghị. Báo Hòa Bình trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc hội nghị của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy.