Bộ đội Biên phòng Đác Nông cùng già làng 
xã Đác Búc So, huyện Tuy Đức tuyên truyền, 
vận động nhân dân chăm chỉ làm ăn, giữ gìn 
sự bình yên cho buôn làng.

Bộ đội Biên phòng Đác Nông cùng già làng xã Đác Búc So, huyện Tuy Đức tuyên truyền, vận động nhân dân chăm chỉ làm ăn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng.

Hầu hết ở tuổi "xưa nay hiếm", nhưng với tinh thần trách nhiệm trước các cấp ủy Ðảng, chính quyền và bà con bon, làng, các già làng phát huy vai trò mẫu mực, tích cực giáo dục, vận động nhân dân thực hiện các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Ðảng, Nhà nước, xây dựng, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Tỉnh Ðác Nông hiện có 128 buôn, bon, với hơn 130 nghìn người là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 34,5% số dân toàn tỉnh và mỗi buôn, bon đều có các già làng. Các già làng không chỉ am hiểu các phong tục, tập quán của đồng bào mình, có kinh nghiệm sống, mà còn có khả năng vận dụng những kinh nghiệm đó vào thực tiễn, để giúp nhân dân giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong cuộc sống. Mỗi khi có biến động hay gặp khó khăn, già làng vẫn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cộng đồng.


Thực tế hoạt động của già làng ở Ðác Nông chủ yếu tập trung vào các nội dung như: Giáo dục con cháu, vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hòa giải các vụ việc mâu thuẫn trong nội bộ dòng tộc hoặc trong bon làng trên cơ sở tập tục của dòng họ, của bon làng; trực tiếp xét xử các cá nhân vi phạm phong tục, tập quán trên cơ sở các quy định của dòng tộc, bon làng. Vận động nhân dân đoàn kết, thực hiện các cuộc vận động do chính quyền tổ chức hoặc bon, làng đề ra; chủ trì điều hành các lễ hội, cúng bái của bon, làng... Ngoài ra, các già làng còn giữ vai trò hết sức quan trọng trong công tác vận động quần chúng ở cơ sở, vì vậy các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở Ðác Nông luôn phối hợp tốt với các già làng trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào nghiêm túc thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình và giữ gìn sự bình yên ở mỗi bon, làng.


Già làng Ðiểu Hú, ở bon Busêrê 1, xã Ðác Ru, huyện Ðác R'lấp, năm nay 80 tuổi, nhưng vẫn chưa nghỉ ngơi mà hằng ngày tích cực cùng Ban tự quản bon thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con chấp hành chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Già làng Ðiểu Hú luôn trăn trở làm sao cho cuộc sống của đồng bào mình được nâng cao hơn và những mâu thuẫn nảy sinh trong nội bộ gia đình, dòng tộc đều được giải quyết êm thấm. Già tâm sự: "Nếu biết mà không làm thì không ai giúp mình làm những việc đó. Vì vậy, những lúc rảnh rỗi, già thường tìm đến những gia đình đông con, cuộc sống còn nhiều khó khăn, vợ chồng không hòa thuận để tìm hiểu hoàn cảnh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng rồi tìm lời lẽ khuyên can thích hợp. Nhờ đó, những hộ gia đình: Ðiểu Ði, Thị Chem, Ðiểu Phớ... đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình, vợ chồng chăm chỉ làm ăn, nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi. Chị Thị An, ở bon Busêrê 1 kể: "Nhà tôi nghèo, năm trước chồng và con lại bị bệnh hiểm nghèo mà mất. Giữa lúc gia cảnh éo le, được già làng Ðiểu Hú vận động bà con quyên góp lưng cơm, chén gạo cưu mang, động viên mình cố gắng vượt qua để có được như ngày hôm nay. Bây giờ mỗi khi gia đình có việc gì mình đều đến nhờ già làng Ðiểu Hú chỉ bảo".


Về buôn Buôr, xã Tâm Thắng, huyện Cư Giút, hỏi già làng Y Khuê thì bà con trong buôn đều hết lời khen ngợi. Năm nay 74 tuổi, nhưng hằng ngày già vẫn không nghỉ ngơi, mà luôn coi mọi công việc lớn nhỏ của buôn làng cũng là công việc và trách nhiệm của mình. Hằng ngày, ngoài thời gian giúp con cháu làm nương rẫy, già làng Y Khuê đến từng nhà trong buôn để trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, nếu gia đình nào gặp khó khăn thì vận động bà con trong buôn chung tay giúp đỡ. Già làng Y Khuê cho biết: Những năm qua, Ðảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống, thế nhưng vẫn còn một số ít bà con, nhất là đối tượng thanh niên lười lao động, nhưng thích ăn ngon mặc đẹp, đua đòi nên bị kẻ xấu lợi dụng, xúi giục làm những điều sai trái. Không để đồng bào mình lún sâu vào con đường lầm lỗi, làm những điều vi phạm pháp luật, đi ngược lại với phong tục, tập quán của đồng bào và sự quan tâm chăm lo của Ðảng, Nhà nước, già đã khuyên bảo bà con chăm chỉ làm ăn để nâng cao đời sống, chăm lo con cái học hành, không để thất học, mù chữ rồi bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt. Vận động nhân dân giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình như bảo tồn các loại cồng, chiêng, các lễ hội văn hóa, nghề dệt thổ cẩm... Nghe lời già, đến nay bà con buôn Buôr vẫn còn lưu giữ được hàng chục bộ cồng chiêng quý, trong đó có nhiều bộ chiêng đã hơn 100 năm tuổi. Thời gian qua, có nhiều người đến hỏi mua giá từ 20 đến 30 triệu đồng mỗi bộ chiêng, mặc dù nhiều gia đình cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng không gia đình nào bán, vì ai cũng cho rằng: Có tiền rồi tiêu cũng hết, nhưng những giá trị văn hóa của ông bà để lại thì không có gì thay thế được.


Già làng Ðiểu Gay, dân tộc M'Nông, ở bon N'Drung, xã Ðác Búc So, huyện biên giới Tuy Ðức luôn hết lòng với bà con và bon, làng mình, năm nào cũng được Ðảng ủy, chính quyền địa phương ghi nhận và đánh giá cao những công lao đóng góp to lớn trong việc giữ gìn sự bình yên cho bon, làng. Bất kể ngày hay đêm, già đã trực tiếp đến từng hộ gia đình, gặp gỡ từng người dân để tuyên truyền, vận động bà con tích cực xây dựng gia đình, bon, làng văn hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cộng đồng... Già luôn thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các đối tượng lầm lỡ vượt biên trái phép trở về làm ăn, hòa nhập với cộng đồng. Nghe theo già làng Ðiểu Gay, nhân dân tin tưởng sự lãnh đạo của Ðảng và Nhà nước, yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, xây dựng bon, làng giàu đẹp hơn...
 
                                                                                Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục