Cùng với lễ kỷ niệm 35 năm - Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước lần đầu tiên "Lễ hội thống nhất non sông" đã được tổ chức với quy mô quốc gia tại hai bờ sông Bến Hải, khu vực cầu Hiền Lương - nơi chứng kiến nỗi đau chia cắt của đất nước và cũng là nơi chịu hậu quả nặng nề và tàn khốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vĩnh Linh hôm nay

 

"Lễ hội thống nhất non sông" năm nay được tổ chức khá trọng thể với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch và giao lưu về nguồn, tri ân, tưởng nhớ các Anh hùng, liệt sĩ và các thế hệ đi trước đã hy sinh, cống hiến vì hòa bình, độc lập và thống nhất đất nước. Để chuẩn bị cho buổi lễ, từ ngày 26/4, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lễ lấy nước suối Lênin, đưa vào Quảng Trị hòa chung với nước sông Bến Hải và sông Cửu Long.

Nghi lễ hòa quyện 3 dòng nước với hình ảnh 3 con thuyền của 3 đại biểu (Bắc, Trung, Nam) cùng hợp điểm giữa dòng Bến Hải và chụm kết lại thành một khối tượng trưng cho tình đoàn kết, gắn bó keo sơn, được tổ chức tối 30/4 trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bài ca thống nhất" trên cây cầu Hiền Lương lịch sử.

Trở lại Vĩnh Linh (Quảng Trị) trong những ngày này, dù là người trong nước, kiều bào, hay khách quốc tế đều ngỡ ngàng trước sự hồi sinh mạnh mẽ của mảnh đất vốn bị bom đạn san phẳng. Bên cạnh cây cầu Hiền Lương được tôn tạo, một cây cầu bê tông hoành tráng được xây dựng đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân hai miền. Cùng với cây cầu, nhiều khu đô thị, đường sá, trường học, bệnh xá...  ở huyện Vĩnh Linh nối nhau mọc lên theo nhịp sống của thời đổi mới và hội nhập.

Dẫu còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh, do nắng hạn và lũ lụt, song Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Linh, vẫn tiếp nối truyền thống anh hùng của quê hương với niềm khát vọng sẽ tiếp tục viết lên bài ca anh hùng trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Đông đảo nhân dân đến xem hội đua thuyền mừng non sông thống nhất.

Quá khứ anh hùng

Theo Ban quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Trị thì những năm 1954-1964 là cuộc chiến về kỹ thuật âm thanh, về nội dung và hình thức tuyên truyền giữa ta và địch. Ngày ấy để tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa và vạch trần những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, của Mỹ-Diệm, Chính phủ ta đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh, chia thành 5 cụm với chiều dài 1.500m ở bờ Bắc.

Mỗi lần địch dùng loa phát những bài viết tâm lý chiến phản động, hệ thống loa phát thanh của ta lại vang lên, át hẳn tiếng nói của chúng. Biết chuyện, chính quyền Ngô Đình Diệm lập tức kêu Mỹ viện trợ những loại loa tối tân, vang xa hàng chục cây số. Vào đầu năm 1960, một dàn loa Mỹ với công suất mỗi loa hàng trăm oát được chúng đưa đến bờ Nam sông Bến Hải.

Ta không chịu thua, nên đã trang bị một chiếc loa có công suất 500w (đường kính vành loa rộng đến 1,7m) lắp đặt tại chiến tuyến Bến Hải và trang bị bổ sung 20 chiếc loa khác với tổng công suất 7000w, được lắp đặt dài hơn 4km từ Vĩnh Sơn đến Tùng Luật. Các cụm loa được đặt trên trụ bê tông cốt thép kiên cố, riêng chiếc loa 500w đặt trên xe để di động dọc bờ sông; phục vụ bà con bờ Nam. Khi thuận gió, tiếng loa có thể vang xa hơn 10km, nhân dân các làng, xã ở bờ Nam hàng ngày có thể nghe rõ tiếng nói thân thuộc từ bờ Bắc ruột thịt.

Ngoài cuộc chiến trên hệ thống loa phát thanh, chuyện treo cờ trên bờ sông Bến Hải những ngày ấy, cũng trở thành những câu chuyện thần thoại ở vùng đất này. Ta xây dựng cột cờ cao 38,6m, kéo lá cờ 134m2. Hàng ngày, các chiến sĩ Công an kéo cờ lên sớm hơn và hạ cờ muộn hơn giờ quy định (6h30' đến 18h30') để cho bà con đi làm sớm, về muộn cũng thấy được lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

Sau khi cột cờ sắt bị bom Mỹ đánh gẫy (1967), ta đã 11 lần dựng cột cờ bằng gỗ cao 12-18m: 42 lần thay lá cờ vì bị bom Mỹ phá hỏng. Các chiến sĩ đồn Công an Hiền Lương còn chiến đấu anh dũng để bảo vệ cột cờ. Tại đây, 2 đồng chí Công an vũ trang đã hy sinh, 8 đồng chí bị thương, 11 đồng chí Công an Hiền Lương hy sinh.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đặc khu Vĩnh Linh có 19 xã được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND (trên tổng số 21 xã). Nhiều tập thể, cá nhân được nhận Huân chương và các phần thưởng cao quý khác của Nhà nước, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Lễ hội "Thống nhất non sông": Ngân vang bản hùng ca bên dòng sông vĩ tuyến

Sáng 30/4, lễ hội "Thống nhất non sông" chào mừng kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã được Bộ VHTT&DL, UBND, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức tại bờ Bắc sông Bến Hải, Quản Trị. Lễ hội "Thống nhất non sông" năm nay cũng là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức với quy mô cấp quốc gia. Ông Tô Huy Rứa - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, bà Nguyễn Thị Doan - Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; các đoàn đại biểu cao cấp của Nhà nước cùng đông đảo đại biểu các tầng lớp cán bộ và nhân dân đã về dự.

Lá cờ Tổ quốc được từ từ kéo lên đỉnh cột kỳ đài, trong giây phút thiêng liêng ấy, toàn thể đại biểu và nhân dân đã dành một phút tưởng niệm các chiến sĩ, đồng bào đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc. Với quyết tâm "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào" mà Bác Hồ kính yêu đã dặn trước lúc đi xa, hàng triệu triệu đồng bào miền Nam kiên cường chiến đấu không quản hy sinh, gian khổ, giành toàn thắng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30/4/1975. Sau lễ khai mạc, tại chân cầu Hiền Luơng đã diễn ra hội đua thuyền truyền thống chào mừng lễ hội "Thống nhất non sông" lần thứ 5.

 

                                                                             Theo SGGP

Các tin khác

MTTQ huyện Đà Bắc bàn giao nhà ĐK tại xã Hiền Lương
Bác sĩ Phan Đăng Kiệm vẫn miệt mài chăm sóc người bệnh
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến với Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào
Đại tá Hoàng Đạo (Tư Sắc) tên thật Võ Văn Bính.

Hoan nghênh Việt Nam chống khủng bố hạt nhân

Ngày hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố hoan nghênh Việt Nam tham gia Sáng kiến toàn cầu về đấu tranh chống khủng bố hạt nhân.

Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một thành phố XHCN văn minh, hiện đại

Diễn văn của đồng chí LÊ THANH HẢI, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, tại lễ kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc (30-4-1975 - 30-4-2010) và 124 năm ngày Quốc tế Lao động (1-5-1886 -1-5-2010)

Đồng chí Quách Thế Hùng kiểm tra tình hình kinh tế xã hội huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Ngày 29/ 04, đoàn kiểm tra của tỉnh do đồng chí Quách Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng lãnh đạo các sở, ngành chức năng đã có buổi làm việc với huyện Lạc Thủy về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và tình hình thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn huyện Lạc Thủy.

Cao Phong chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn, trong đó có 3 xã vùng 135 là Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai. Đội ngũ công chức cấp xã toàn huyện có 244 người, về cơ bản đáp ứng chỉ tiêu biên chế định biên đối với chính quyền xã. Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức cấp xã luôn được huyện quan tâm, chú trọng.

Nhớ những ngày chi viện cho chiến trường miền Nam

(HBĐT) - Căn nhà nhỏ nằm sâu phía trong khu vực tổ 4, phường Chăm Mát, thành phố Hoà Bình, ông Đỗ Tâm, nguyên Phó Ban chỉ huy lực lượng Cảnh sát nhân dân tỉnh và tôi ngồi ôn lại những kỷ niệm cách đây vừa tròn 35 năm.

Hôm qua, 29-04, tại Hà Nội mít-tinh trọng thể kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miên Nam, thống nhất đất nước

Sáng 29-4, tại Thủ đô Hà Nội, trong niềm vui, niềm tự hào của đồng bào và chiến sĩ cả nước mừng Ngày hội thống nhất non sông, Ban Chấp hành T.Ư Ðảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức trọng thể Lễ mít-tinh kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2010).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục