(HBĐT) - Năm 2004, thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chương trình “ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm”. Sau 5 năm triển khai, chương trình đã dành được những kết quả quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Tuy nhiên, nhận thức về quyền trẻ em còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác này.
Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, thời gian qua, toàn tỉnh có 35 trẻ em phải lao động sớm, lao động trong điều kiện nặng nhọc 3 trẻ em bị buôn bán, bắt cóc (được phát hiện), 4 trẻ em bị xâm hại, lạm dụng, 5 trẻ em lang thang, 1 trẻ em nghiện ma túy. Trong đó, chủ yếu là các em sống trong gia đình nghèo, các em thuộc vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do gia đình các em thuộc diện hộ nghèo, mặt khác không ít các em bị lao động sớn là do sống trong gia đình ly hôn, phải sống với ông bà hoặc cũng có nhiều trường hợp chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, các em phải đi nương đi rẫy phụ giúp bộ mẹ. Đáng chú ý là nhiều nạn nhân của những vụ xâm hại, lạm dụng tình dục lại là trẻ em trong các gia đình ly hôn, không được quan tâm, bên cạnh đó cũng có nhiều em do bố mẹ thường xuyên đi vắng để con ở nhà một mình nên bị lạm dụng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của thực trạng này là chưa tạo được thói quen và văn hóa ứng xử với trẻ em, mặt khác nhận thức về quyền của trẻ em của người dân còn nhiều hạn chế.
Trao đổi về vấn đề này, ông Mạc Trọng Thơ, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Mai Châu – một trong những huyện có tỷ lệ trẻ em phải lao động sớm khá cao cho biết: Tất cả bắt nguồn từ nhận thức của người dân. Thực tế ở nhiều xã của huyện Mai Châu không có tình trạng trẻ em phải lao động sớm nhưng duy nhất ở hai xã đồng bào dân tộc Mông thì trẻ em phải đi làm nương rẫy giúp bố mẹ rất nhiều. Một phần do đời sống kinh tế còn nghèo, mặt khác do hạn chế trong nhận thức của họ.
Thực trạng này không chỉ diễn ra ở Mai Châu mà còn là bức xúc chung của nhiều địa phương trong tỉnh, trong đó có huyện kim Bôi. Tại một số xã nghèo của huyện miền núi này vẫn còn tình trạng trẻ em phải tham gia lao động tại các lò gạch, các khu khai thác đá, khai thác cát. Đây là những công việc tương đối nặng nhọc nhưng rất nhiều em mới ở tuổi 12 – 13 vẫn phải làm. Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Kim Tiến, một trong những người phụ nữ có đem con đi làm cùng tại lò gạch cho biết: cháu lớn rồi, nhà khó khăn cũng phải tranh thủ kiếm tiền giúp bố mẹ mà đóng học. Cũng có chung tâm lý như chị Hoa, rất nhiều bậc phụ huynh ở đây đều quan điểm con cái lớn phải làm giúp bố mẹ, ít nhất là để phục vụ cho việc học hành của bản thân.
Không chỉ có các bậc cha mẹ, thậm chí khá nhiều cán bộ cập cơ sở đều chưa có nhận thức thực sự đúng đắn về quyền trẻ em. Theo bà Nguyễn Thị Thảo, trưởng phòng BVCSTE sở LĐ-TB&XH tỉnh cho biết: để quyền trẻ em được đảm bảo thì rất cần phải phổ cập rộng rãi hơn nữa quyền trẻ em, bởi hiện nay vấn đề tuyên truyền quyền trẻ em chưa thực sự được quan tâm ở cấp cơ sở, vùng sâu vùng xa, hẻo lánh. Chúng ta có khá nhiều các chương trình, dự án về CSBV trẻ em tại các xã, khi đó các cán bộ mới nhận thực rõ hơn về quyền trẻ em nhưng khi dự án rút đi thì tính bền vững của nó cũng không còn vì vậy nhận thực về quyền trẻ em nhưng cũng chỉ dừng lại ở đó.
Mặt khác, đội ngũ cán bộ làm công tác còn thiếu và chưa qua đào tạo cơ bản cũng là một khó khăn rất lớn trong việc đảm bảo quyền lợi trẻ em, đặc biệt đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại... Thực tế hiện nay, để có được cán bộ tâm huyết với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em lâu dài rất khó khăn, nhất là ở cấp xã. Cùng một lúc kiêm nhiệm cả cán bộ chính sách xã hội, cán bộ xoá đói giảm nghèo… nên hầu hết những cán bộ này có rất ít thời gian để trực tiếp xuống cơ sở, rà soát đối tượng. Mặt khác, chỉ là cán bộ bán chuyên trách hưởng 50% định mức lương tối thiểu nên không ít trường hợp cán bộ cơ sở thường xuyên luân chuyển. Chính sự biến động đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc rà soát, thống kê đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên các em chưa được hỗ trợ kịp thời. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ em bị bạo hành nhưng chủ yếu lại do người dân phát giác, trong khi hỏi thì cán bộ chuyên trách lại không hề biết.
Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em ngày càng được xã hội đòi hỏi đáp ứng yêu cầu cao hơn, nhiều vụ việc liên quan đến trẻ em phức tạp hơn. Thực tế đó đòi hỏi ngành lao động thương binh xã hội cần có những giải pháp toàn diện, trong đó ngoài yếu tố về con người, nhân lực còn rất cần xã hội hoá công tác trẻ em. Muốn vậy trước hết ngành cần quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao nhận thức của gia đình và toàn xã hội về Chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Đinh Hoà
(HBĐT) - Hội CCB huyện Lạc Thủy hiện có 3.514 hội viên (trong đó có 1.057 hội viên là Đảng viên), sinh hoạt ở 26 chi hội cơ sở (15 khối xã, thị trấn; 11 hội khối cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước). Những năm qua, Hội luôn xác định, nhiệm vụ vận động CCB tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.
Kết thúc tốt đẹp chuyến thăm CH Phần Lan ND - Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến nước CH Phần Lan, sáng 22-5, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hội kiến với Thủ tướng Phần Lan M.Van-ha-nen.
Buổi thảo luận tổ về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam chiều 21/5 diễn ra nóng bỏng không kém thời tiết Hà Nội bên ngoài. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng chưa đủ thông tin để quyết định về dự án lớn này.
Cái tâm thức nào đã khiến vị lãnh tụ của cuộc cách mạng, tại Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào đã đưa ra quyết định sáng suốt chọn Hà Nội làm Thủ đô của nước Việt Nam độc lập, đã nối lại mạch nghiệp xưa của kinh đô Thăng Long-Đông Đô?
Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng Hải quân, Trung tướng Nguyễn Văn Hiến ví von, cách điều hành của chúng ta đang theo kiểu “bắn súng phát một”, theo từng chỉ tiêu mà thiếu chiến lược tổng thể để đón cơ hội.
(HBĐT) - Đảng bộ xã Dân Chủ, thành phố Hoà Bình có 125 đảng viên sinh hoạt ở 9 chi bộ gồm 6 chi bộ khu dân cư và 2 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ cơ quan. Trong những năm qua, lấy nhiệm vụ xây dựng Đảng làm then chốt, thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế làm trọng tâm, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân đoàn kết, nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã khoá XIX, nhiệm kỳ 2005 - 2010 đã đề ra.