Yên Nghiệp đa dạng hóa các ngành nghề thủ công truyền thống. Hiện nay xã vẫn duy trì và phát triển hàng trăm khung dệt.
(HBĐT) - Là địa bàn vùng thấp, tuy vậy KTXH, đời sống người dân của Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết, tiến bộ, cấp uỷ, chính quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân ở Yên Nghiệp đang chung sức, đồng lòng trong phát triển KTXH, từng bước xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Nin cho biết: Trước đây, Yên Nghiệp gặp nhiều khó khăn trong phát triển KTXH là bởi điều kiện giao thông còn khó khăn. Nhưng từ khi tuyến đường Hồ Chí Minh được hoàn thành đi qua địa bàn xã đã tạo ra những điều kiện thuận lợi, bước đột phá về KTXH cho địa phương. Sự giao lưu văn hoá, KTXH được đẩy mạnh, tư duy làm ăn theo hướng sản xuất hàng hoá được chú trọng.
Từ bước chuyển đó, Yên Nghiệp đã tận dụng, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi một cách có hiệu quả. Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nghiệp, Bùi Văn Hành nhấn mạnh: Trong những năm qua, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân địa phương phát triển KTXH theo hướng hiệu quả, bền vững. Trong đó tập trung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với các loại giống cây, con có giá trị kinh tế cao. Xoá bỏ độc canh, coi trọng thâm canh, tăng vụ, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. Nhờ đó, đến nay trên 90% diện tích sản xuất nông nghiệp của xã đã được đầu tư thâm canh bằng các loại giống lúa lai, lúa thuần, ngô lai. Các loại cây màu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như mía tím, mía đường, dưa hấu, bí xanh, sắn cao sản, lạc đậu... cũng đã được đẩy mạnh, đưa vào sản xuất.
Cùng với đó, Yên Nghiệp cũng đã quan tâm phát triển chăn nuôi với quy mô phù hợp. Đặc biệt, đã có nhiều mô hình đầu tư chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp như các mô hình chăn nuôi lợn, gà... đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sự chuyển đổi rõ nét trong đời sống kinh tế của nhân dân địa phương. Ngoài ra, Yên Nghiệp cũng đã mở rộng, đa dạng các mô hình, loại hình chăn nuôi khác như nuôi ong lấy mật, nuôi cá, chăn nuôi đặc sản... Trong đó, nhiều hộ gia đình đã phát huy thế mạnh của rừng đầu tư phát triển kinh tế trang trại đã góp phần giải quyết, tạo việc làm tại chỗ ở địa phương.
Không chỉ tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, Yên Nghiệp cũng đã đa dạng hoá các ngành nghề thủ công truyền thống, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy phát triển ở địa phương. Đến nay, Yên Nghiệp vẫn duy trì và phát triển hàng trăm khung dệt; phát triển các dịch vụ vận tải, cày bừa, tuốt lúa, xay sát... đã góp phần giải quyết việc làm một cách hiệu quả. Đánh giá hiệu quả trong lĩnh vực này, ông Bùi Văn Lẩm xóm Mu Riềng khẳng định: Không chỉ tạo ra giá trị sản xuất mà các ngành nghề dịch vụ cũng đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động trong các gia đình thời gian nông nhàn.
Thấy rõ hiệu quả đó, không chỉ gia đình ông Lẫm mà còn nhiều hộ gia đình ở xã Yên Nghiệp đã đầu tư mua máy móc vật tư, vận tải. Hiện nay, ngoài việc đầu tư máy móc, dịch vụ xay sát, gia đình ông Lẩm còn đầu tư mua các phương tiện cày bừa, tuốt lúa và phương tiện vận tải phục vụ người dân trong xã và người dân ở các địa phương lân cận. Với việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển kinh tế hộ, đã góp phần nâng mức thu nhập bình quân của xã lên đạt gần 8 triệu đồng/người/năm. “Điều kiện kinh tế được cải thiện, đời sống người dân từng bước được nâng lên. Đó chính là tiền đề quan trọng để Yên Nghiệp phát huy nội lực từng bước xây dựng nông thôn mới”, Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Nin nhấn mạnh. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, hệ thống nước sạch và các công trình thuỷ lợi được tăng cường đầu tư xây dựng. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn của xã đã có những thay đổi đáng kể. Đến nay, 100% số hộ trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được triển khai rộng khắp trong nhân dân. Đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt hơn 90%, số hộ có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn đạt 65%. Cùng với đó, Yên nghiệp cũng đã huy động hiệu quả sức dân trong công tác cứng hoá đường GTNT, toàn xã đã có 60% đường GTNT được bê tông hoá với sự tham gia đóng góp tích cực của người dân; Các tuyến đường GTNT thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng. 100% nhà tạm, nhà dột nát đã được xoá. Cơ giới hoá trong nông nghiệp đã được đẩy mạnh với hàng chục xe ôtô, máy cày, bừa... Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 20%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm từ 34,5% năm 2005 đến nay chỉ còn 14,8%. Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân thường xuyên được quan tâm và từng bước nâng cao chất lượng. Các hoạt động văn hoá, TDTT luôn được quan tâm đẩy mạnh đã góp phần phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Toàn xã hiện có 62% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá... Có thể nói, “khắc phục mọi khó khăn, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân địa phương đang từng bước hướng đến xây dựng nông thôn mới, cuộc sống mới trên cơ sở của tinh thần đoàn kết và phát huy bằng chính nội lực của nhân dân”, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết Đại hội XXIV, nhiệm kỳ 2005 - 2010, trong 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Sơn đã đạt được nhiều thành tích quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, từng bước xây dựng huyện phát triển bền vững. Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2010 – 2015, phóng viên Báo Hòa Bình điện tử đã có cuộc trao đổi với đồng chí Đinh Văn Hòa, TUV, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ - Liên đoàn Lao động tỉnh đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của tổ chức công đoàn, tập trung chỉ đạo các cấp công đoàn triển khai thực hiện các mục tiêu trong chương trình hành động, lồng ghép với các hoạt động của các ban chuyên đề, các phong trào thi đua của nữ CNVC - LĐ, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.
(HBĐT) - Từng là vùng đất bị cô lập bởi núi cao, sông rộng, bị cô lập bởi cái đói, cái nghèo nên người dân ở xã Tân Dân, huyện Mai Châu rất hiểu và thấm thía về sự đổi thay trên quê hương trong những năm qua kể từ khi có đường, có điện.
Chiều 3/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức buổi họp báo với các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế về việc tổ chức Hội thảo quốc tế Việt Nam - Châu Phi lần 2 tại Hà Nội, từ ngày 17-19/08/2010 với chủ đề “Việt Nam - châu Phi: Hợp tác cùng phát triển bền vững”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng chủ trì buổi họp báo.
Hai bên nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích đầu tư, thương mại và dịch vụ ở khu vực biên giới, xem xét khả năng nâng cấp cửa khẩu biên giới hoặc lập mới cửa khẩu…
Ngày 3-8, tại TP Ðà Nẵng, Viện Nghiên cứu Lập pháp của Ủy ban Thường vụ QH và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Xây dựng tiêu chí, phương pháp tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 dưới sự chủ tọa của Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận; Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam Hồ Uy Liệm và Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Ðinh Xuân Thảo. Nhiều nhà khoa học về lĩnh vực luật pháp trong cả nước đã dự.