Khai thác nguồn lợi thủy sản trên vùng lòng hồ đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở Tân Dân
(HBĐT) - Từng là vùng đất bị cô lập bởi núi cao, sông rộng, bị cô lập bởi cái đói, cái nghèo nên người dân ở xã Tân Dân, huyện Mai Châu rất hiểu và thấm thía về sự đổi thay trên quê hương trong những năm qua kể từ khi có đường, có điện.
“Nếu không có đường thì tôi cũng không thể hình dung cuộc sống ở Tân Dân còn khó khăn đến như thế nào nữa. Quả thực, nếu không có đường thì cuộc sống ở Tân Dân đến giờ không biết sẽ ra sao. Sự thay đổi chỉ có được khi con đường nối giữa Tân Dân với các xã vùng ngoài được mở ra”, ông Phó Bí thư Đảng uỷ xã phấn khởi cho biết.
Có đường, cuộc sống ở Tân Dân đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Chuyển động đó có được là do Đảng uỷ xã đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo, xây dựng các Nghị quyết phát triển KTXH đúng, trúng với điều kiện thực tế của địa phương. Bên cạnh đó, đã phát huy được vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ Đảng viên và phát huy được nội lực của nhân dân trong phát triển KTXH, từng bước nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo ở địa phương. Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ xã, Đinh Hải Phượng cho biết: Với điều kiện địa hình đặc thù 5/9 xóm vùng hồ và 4 xóm vùng núi. Do phải nhường đất cho vùng lòng hồ thuỷ điện nên đến nay diện tích đất trồng trọt ít, có độ dốc cao đầu tư kém hiệu quả và hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Do vậy, để từng bước nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy phát triển KTXH cấp uỷ, chính quyền xã đã “bám trụ” với các ngành Nông - Lâm - Ngư. Tập trung vào xây dựng định hướng phát triển theo hướng kinh tế rừng và đánh bắt, khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên vùng lòng hồ. Với định hướng đó, trong những năm qua Tân Dân đã tập trung đầu tư mở rộng diện tích rừng trồng và khoanh nuôi bảo vệ. Hiện tại, toàn xã vẫn duy trì và phát triển được hơn 500ha luồng và khoanh nuôi bảo vệ được 1.200ha rừng các loại. “Trước đây chưa có đường thì cây luồng và các sản phẩm chăn nuôi như trâu bò,lợn gà muốn bán cũng chẳng được. Thậm chí có nhà nuôi hàng chục con trâu, bò nhưng khi bán cũng chẳng có người vào mua. Mà nếu bán được thì giá rẻ chỉ bằng một nửa giá trị thực. Khi đó đời sống gia đình mình và đa phần các hộ dân trong xã cũng bấp bênh, nghèo khó lắm.
Từ năm 2007, được Nhà nước quan tâm mở đường đã tạo ra một bước ngoặt, mở ra một thời kỳ mới để Tân Dân phát triển. Kể từ khi có đường, không những cây luồng mà các sản phẩm nông lâm sản của chúng tôi làm ra đã được vận chuyển tiêu thụ dễ dàng. Sự giao lưu giữa người dân địa phương với các vùng miền được thuận lợi. Nhờ đó đời sống kinh tế văn hoá, xã hội cũng đã được nâng lên một cách đáng kể”, cụ Đinh Văn Phóng ở xóm Bãi Cả phấn khởi. Không chỉ phát huy được lợi thế về rừng, Tân Dân cũng đã khai thác hiệu quả nguồn lợi thuỷ sản trên hồ Hoà Bình. Không chỉ đẩy mạnh việc khai thác nguồn lợi thủy sản, hiện nay Tân Dân đã đẩy mạnh đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng. “Với lợi thế của mình, hiện nay các xóm ven sông đã tập trung đầu tư đẩy mạnh việc khai thác, nuôi trồng thủy sản. Nhờ vậy đã tạo được bước đột phá đáng kể. Nhờ vậy, số hộ có đời sống khá ngày càng tăng, số hộ nghèo đã giảm nhanh”, ông trưởng xóm Đá Đỏ nhấn mạnh. Nếu như năm 2005, giá trị từ đánh bắt, nuôi cá lồng của cả xã mới chỉ ở mức 50 triệu đồng thì đến nay giá trị từ nguồn lợi thủy sản mỗi năm cũng đã mang về cho người dân hàng trăm triệu đồng. Góp phần làm chuyển biến, từng bước nâng cao mức sống của người dân. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người của xã mới chỉ đạt hơn 2 triệu đồng/năm. Thì đến 2009, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp đôi, đạt hơn 5 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến nay đã giảm xuống còn khoảng 30%.
Phát huy nguồn lực nội tại trong nhân dân, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đã tạo ra những chuyển biến căn bản trong đời sống KTXH của một xã nghèo như Tân Dân. Nhưng theo Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã, Đinh Hải Phượng thì: Có được sự chuyển biến này, cái căn bản và quan trọng nhất là tư duy của người dân đã có sự chuyển biến. Không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ. Mà người dân đã có ý thức tự mình vươn lên bằng cách mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng cái đáng mừng là chúng tôi đã tự đứng và đi bằng đôi chân của mình trên con đường tới no ấm.
Mạnh Hùng
Hôm qua 2-8, tại Hà Nội, Ðảng ủy Công an T.Ư và Bộ Công an tổ chức Ðại hội thi đua "Vì an ninh Tổ quốc" lần thứ VI. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu ý kiến.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm dự án luật trong phiên họp thứ 33 sắp tới của ủy ban, dự kiến diễn ra từ ngày 20-25/08/2010.
(HBĐT) - Trong 5 năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn đã đoàn kết, sáng tạo vượt qua khó khăn, thử thách và đã giành được những thắng lợi to lớn trong phát triển KT-XH, đến nay các chỉ tiêu, nhiệm vụ chính đều cơ bản hoàn thành đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV đề ra.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 30 – 31/7, Sở LĐ-TB &XH tỉnh đã đăng cai tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng kế hoạch phát triển lĩnh vực Lao Động, Người có công và Xã hội 5 năm (2011 – 2015) và sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm công tác lao động thương binh xã hội các tỉnh phía Bắc. Đồng chí Nguyễn Trọng Đàm, Thứ trưởng Bộ LĐ – TB &XH; đại diện tổ chức UNICEF tại Việt Nam; đại diện Bộ KH – ĐT, Bộ Tài chính và lãnh đạo sở LĐ- TBXH 26 tỉnh phía Bắc đã đến dự hội nghị.
(HBĐT) - Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tranh thủ các nguồn lực, phát huy nội lực, duy trì tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, bền vững theo hướng giữ vững phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, tạo bước đột phá trong lĩnh vực TTCN, xây dựng, dịch vụ nhằm giải quyết việc làm, XĐGN, góp phần phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ ANCT, TTATXH… Đó là mục tiêu Đảng bộ xã Địch Giáo đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo địa phương thực hiện để đưa nơi đây trở thành một xã phát triển toàn diện của vùng Mường Bi Tân Lạc.
(HBĐT) - Trong những năm qua, kinh tế cũng như đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân tỉnh ta đã được nâng lên rõ rệt. Đời sống đạo của đông đảo tín đồ, giáo dân cũng được đổi mới. Thực tế đó đã đặt ra cho công tác tôn giáo nhiều vấn đề cần quan tâm. Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống ngành Quản lý Nhà nước về Tôn giáo (2/8/1955 -2/8/2010), Phóng viên Báo Hòa Bình điện tử đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Tuấn Hải, Giám đốc Sở Nội vụ về công tác Tôn giáo và quản lý Nhà nước về Tôn giáo ở tỉnh ta.