Tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị Cấp cao ASEAN 17, liên quan đến quan tâm của dư luận gần đây về việc sử dụng cảng Cam Ranh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo Việt Nam quyết định tự mình xây dựng cảng Cam Ranh thành Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp để bảo đảm phục vụ cho lực lượng hải quân Việt Nam cũng như sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm khi có yêu cầu. Hôm qua 1-11 bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (ảnh) đã chia sẻ với báo chí về vấn đề này, như sau:
Nhanh nhất 3 năm nữa để hoàn thành việc xây dựng cảng Cam Ranh. Hiện nay mới ở giai đoạn lập dự án chuẩn bị đầu tư. Cam Ranh sẽ trở thành một cảng dịch vụ tổng hợp, phục vụ tàu quân sự, dân sự. Tất nhiên, tàu ra vào phải xin phép theo quy định. Chúng ta có thể phải sẽ thuê tư vấn của nước ngoài, mua các thiết bị công nghệ của Nga. Giai đoạn đầu, có thể phải thuê một số chuyên gia kỹ thuật của Nga giúp chúng ta xây dựng, vận hành hệ thống dịch vụ. Tuy vậy chúng ta làm chủ hoàn toàn về chủ quyền, kể cả việc đầu tư, quản lý. Nếu ta không cho phép thì tàu nước ngoài không thể ra vào được.
Cũng có ý kiến lo lộ bí mật quân sự, tôi nhấn mạnh, căn cứ dành cho tàu nổi và tàu ngầm của Việt Nam là riêng, còn khu vực làm dịch vụ này là riêng, không liên quan đến nhau nên không sợ làm lộ bí mật quân sự của ta. Nhưng đây cũng không phải là một căn cứ quân sự của nước ngoài, không phải cho nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật.
° Phóng viên: Nếu tàu các nước đều có nhu cầu vào đó thì chúng ta có hạn chế?
° Bộ trưởng PHÙNG QUANG THANH: Khi làm dịch vụ thì ta sẽ tiếp nhận tàu của các nước. Tuy nhiên, điều kiện trước tiên là phải xin phép và phải làm hợp đồng kinh tế với phía Việt Nam. Ta quản lý và kiểm soát tình hình. Với những nước đang tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, chúng ta vẫn sẽ xem xét, vẫn có thể cho tàu vào vì đây là căn cứ để làm dịch vụ kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới trên tinh thần hết sức bình đẳng. Hiện nay, hàng năm chúng ta vẫn cho tàu quân sự của nước ngoài vào thăm các cảng nước ta theo con đường ngoại giao.
° Việc chọn các chuyên gia Nga hỗ trợ Việt Nam xây dựng trung tâm này được hiểu như thế nào?
° Dễ hiểu thôi. Vũ khí trang bị của ta chủ yếu là của Liên Xô trước đây viện trợ và hiện nay chúng ta vẫn còn đang quản lý, sử dụng rất tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm. Những vũ khí mới mà chúng ta đã, đang và sẽ mua đều chủ yếu của Nga, vì Nga là đối tác chiến lược tin cậy về mặt chính trị. Về công nghệ thì vũ khí của Nga cũng rất hiện đại, Việt Nam đã quen sử dụng và đã được kiểm chứng trên thực tế. Đó là chưa kể giá cả cũng hợp lý, rẻ hơn nhiều so với các nước phương Tây. Đó là lý do ta thuê chuyên gia Nga tư vấn và vận hành nhà máy thời gian đầu cũng như cung cấp công nghệ.
° Có nhiều nước quan tâm đến việc Việt Nam sẽ xây dựng cảng Cam Ranh thành Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp không? Quan điểm của họ ra sao?
° Đây là chủ quyền của chúng ta. Các nước bạn bè, đối tác đều tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, quyền quyết định là do Chính phủ Việt Nam. Đây là điều bình thường vì các nước trong khu vực họ đã làm việc này rất lâu rồi. Trung Quốc cũng đã có những căn cứ để làm dịch vụ hậu cần cho các tàu thuyền các nước, kể cả tàu của Mỹ. Hiện nay, chúng ta chưa có một trung tâm dịch vụ dành riêng nhưng một số nhà máy sửa chữa tàu biển dân sự của Việt Nam cũng đã cho các tàu thuyền của Mỹ vào để sửa chữa. Điều đó là bình thường, các nước trong khu vực cũng không phản ứng gì vì đó là chủ quyền của mỗi nước.
Cảng Cam Ranh rất hấp dẫn với các nước vì đó là cảng nước sâu, tàu gặp bão có thể vào trú, hoặc vì rất gần đường hàng hải quốc tế nên tàu các nước có thể vào để tiếp tế nhiên liệu, lương thực, sửa chữa, cho thủy thủ nghỉ ngơi... Như thế họ sẽ tiết kiệm rất nhiều so với việc phải trở về căn cứ xa hơn. Với việc triển khai những dịch vụ này, chúng ta sẽ vừa thu lợi vừa học hỏi, nghiên cứu được những kinh nghiệm của họ và tiếp cận được những công nghệ hiện đại về tàu biển của thế giới. Hiện nay, do chúng ta chưa xây dựng dự án cụ thể nên các nước chưa đặt vấn đề nhưng cũng đã có rất nhiều nước bày tỏ quan tâm, trong đó có Nga đã chính thức đặt vấn đề.
° Xin cảm ơn Bộ trưởng!
PHAN THẢO ghi
|
Theo SGGP
(HBĐT) - Đảng bộ xã Đoàn Kết (huyện Yên Thuỷ) hiện có 16 chi bộ trực thuộc với trên 200 Đảng viên( trong đó, có 11 chi bộ xóm, 3 chi bộ nhà trường...). Nhiều năm qua, Đảng bộ xã luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng mạnh về các mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong nhiệm kỳ 2005-2010 (khoá XVIII) và nhiệm kỳ mới 2010-2015 (khoá XIX), Đảng bộ đã chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác cán bộ, tổ chức. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2005-2010, đã có 14 đảng viên được cử đi học đại học, trung cấp chuyên môn; 02 đồng chí đi học trung cấp chính trị và 235 lượt cán bộ đảng viên được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; học tập và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đao đức Hồ Chí Minh”.
(HBĐT) - Ngày 1/11, đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát tổng thể tình hình KT-XH tại huyện Lạc Thủy. Cùng tham gia giám sát có đại diện các sở, ngành: Nội vụ, Y tế, Tài nguyên& Môi trường, Tài chính, LĐ-TBXH, NN& PTNT... Tiếp và làm việc đoàn công tác có các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND và các ban, ngành của huyện Lạc Thủy.
Tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XII, ngày 1/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011. Tại phiên thảo luận, các vấn đề về chất lượng tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đời sống nhân dân, tính bền vững, ổn định trong tăng trưởng kinh tế - xã hội…, được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập, phân tích. Quốc hội cũng đã nghe một số Bộ trưởng, trưởng ngành làm rõ thêm một số nội dung các đại biểu quan tâm.
Ngày 1-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp đồng chí Phông-xa-vắt Búp-phả, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước CHDCND Lào đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Gặp các cựu sinh viên đã tốt nghiệp tại các trường đại học của Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay, tối 31/10, Tổng thống Nga Medvedev Dmitri Anatolievich cho biết đối với ông, người dân Việt Nam luôn là những người anh em thân thiết
(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ huyện Cao Phong luôn nhận thức rõ công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và kỷ luật của cấp uỷ, UBKT các cấp có tác dụng trực tiếp và có ý nghĩa sâu sắc tới việc nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCS Đảng, tác động tích cực vào xây dựng củng cố hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh để hành nhiệm vụ chính trị được giao.