(HBĐT) - Đối chiếu với mục tiêu của Nghị quyết T.ư 3 (khóa X) về ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, những năm gần đây, tỉnh ta đã có sự chuyển biến tích cực trên cả 2 mặt phòng và chống. Đó là những nhận định, đánh giá chung của Tỉnh ủy sau 5 năm thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo T.ư về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006-2010.

 

Để phòng, chống tham nhũng có hiệu quả, bên cạnh việc tăng cường chỉ đạo và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác thanh tra trên nhiều lĩnh vực. Từ năm 2006 đến tháng 8/2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Thanh tra tiến hành 645 cuộc thanh tra KT -XH, tập trung vào các nội dung: thực hiện một số chế độ, chính sách trong giáo dục; việc giao đất, quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp để thực hiện các dự án; thực hiện Chương trình 134, 135  trên địa bàn tỉnh; quản lý tài chính, điều hành và sử dụng ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước... Hoạt động thanh tra chuyên ngành, tập trung thanh tra về đo lường chất lượng hàng hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, xăng dầu, vật tư nông nghiệp, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng...  Qua thanh tra đã phát hiện số tiền sai phạm 25.437, 31 triệu đồng, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước và trả lại cho tập thể, cá nhân 18.622, 41 triệu đồng. Đồng thời, kiến nghị xử lý kỷ luật 24 cán bộ có sai phạm, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 2 vụ việc. Thông qua 86 cuộc thanh tra  thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng đã phát hiện sai phạm số tiền 316, 27 triệu đồng, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 225, 68 triệu đồng.  Các cuộc thanh tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng tại các đơn vị đã làm rõ những mặt được và hạn chế, tồn tại trong triển khai, thực hiện. Qua đó kiến nghị các biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, thiếu sót trong việc xây dựng và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch phòng, chống tham nhũng. 

 

Để phát huy hiệu quả công tác phòng - chống tham nhũng,  tiếp nhận và xử lý đơn, thư tố cáo tham nhũng luôn được coi trọng. Từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh đã tiếp nhận  và xử lý 765 đơn tố cáo, đã xem xét, giải quyết 132 vụ. Khi các hành vi tham nhũng được phát giác đều được xử lý đúng pháp luật. Trong 5 năm, toàn tỉnh đã phát hiện và xử lý 17 vụ án tham nhũng gồm 47 đối tượng. Trong đó, TAND các cấp đã xét xử 13 vụ, thụ lý mới 1 vụ, đình chỉ 1 vụ, đang điều tra 1 vụ và 1 vụ khác đang nghiên cứu hồ sơ. Các cấp ủy Đảng trong tỉnh đã quan tâm, chỉ  đạo, xem xét, xử lý trách nhiệm  7 người đứng đầu các cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng.

 

Với sự quan tâm vào cuộc của các cấp, ngành, công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố xét xử các vụ việc tham nhũng được thực hiện triệt để, việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng được quan tâm, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai toàn diện, rộng khắp,  góp phần hạn chế các hành vi tham nhũng. Những năm gần đây, số vụ việc tham nhũng phát hiện mới năm sau ít hơn năm trước. Kết quả đó đã nói lên sự chuyển biến sâu sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

           

 

                                                                                          Thúy Hằng

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục