Chiều ngày 22/11, tại Hà Nội, Tiểu ban Tuyên truyền thuộc Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đồng chí Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Tiểu ban Tuyên truyền Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chủ trì Hội nghị.

 

 

 Ảnh: Hải Hà

Dự Hội nghị có đồng chí Lê Tiến Thọ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch; đồng chí Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội; đại diện các Bộ, ban, ngành trung ương và thành phố Hà Nội; các thành viên của Tiểu ban Tuyên truyền và các Tiểu ban khác có liên quan, cùng đông đảo đại diện các vụ, đơn vị thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương.
 
Hội nghị đã nghe đồng chí Bùi Thế Đức, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Trung ương, đọc dự thảo báo cáo kết quả công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và những ý kiến đóng góp hoàn thiện bản dự thảo từ các đơn vị có liên quan. Dự thảo báo cáo nhấn mạnh tới những kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao của Tiểu ban Tuyên truyền cũng như một số điểm còn tồn tại, cần khắc phục. Dự thảo nêu rõ các kết quả hoạt động cụ thể trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Theo đó, Tiểu ban đã kịp thời xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung tuyên truyền kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; tuyên truyền kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội gắn với các ngày lễ lớn năm 2010; tuyên truyền các hoạt động 10 ngày Đại lễ và lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Công tác tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cơ bản có chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, toàn diện, đúng tinh thần chỉ đạo. Bên cạnh đó, dự thảo báo cáo cũng tiến hành tổng kết các kết quả hoạt động cụ thể phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội của các đơn vị nòng cốt.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Phùng Hữu Phú nhấn mạnh: Tiểu ban Tuyên truyền đã thực hiện triển khai các công việc có hiệu quả, không chỉ bằng tinh thần trách nhiệm mà bằng cả tình yêu to lớn đối với thủ đô Hà Nội. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh tới 6 mặt tích cực trong quá trình thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Trước hết, công tác này được triển khai sớm, liên tục, trong thời gian dài, có lộ trình, bước đi hợp lý. Công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá được triển khai có bề rộng, chiều sâu, có điểm nhấn ấn tượng, từ Trung ương tới địa phương, từ trong nước ra ngoài nước. Đây chính là đợt ra quân hùng hậu nhất về lực lượng và phong phú về loại hình. Nội dung tuyên truyền sinh động, thiết thực, đúng định hướng, có sức cổ vũ, giáo dục, lan tỏa tạo ra sự phấn chấn, hồ hởi, phấn khởi cho đồng bào, chiến sỹ cả nước hướng về Đại lễ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế. Việc tuyên truyền, giáo dục, quảng bá được thực hiện theo tinh thần tiết kiệm, có kinh phí từ Nhà nước hỗ trợ và huy động được sức mạnh, tiềm lực xã hội hóa.

Bên cạnh đó, dù có nhiều cố gắng song công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế, như: Tiểu ban Tuyên truyền thành lập còn chậm so với Ban Chỉ đạo, nên công tác tuyên truyền lúc đầu còn tản mạn, chưa nhất quán. Tuy số lượng thông tin tuyên truyền nhiều nhưng chưa đều về chất lượng, ít các tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật cao, xứng với tầm vóc 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hơn nữa, công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá còn chưa gắn với công tác tổ chức, vận động, thuyết phục nên chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các tầng lớp nhân dân, nhất là trong bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị. Công tác định hướng dư luận, dự báo tình hình, đấu tranh tư tưởng có lúc chưa thật nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt là tuyên truyền sau Đại lễ...

Đồng chí Phùng Hữu Phú cũng nêu ra những bài học kinh nghiệm qua đợt tuyên truyền cao điểm này. Theo đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cần được định hướng sớm, nhất quán trên tinh thần chủ trương quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về tổ chức Đại lễ; việc tổ chức, chỉ đạo phải thống nhất, phối hợp phải đồng bộ chặt chẽ; nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo, đề cao chất lượng dự báo, định hướng; thông tin tuyên truyền cần hướng mạnh hơn nữa về cơ sở./.

                                                                           Theo Báo ĐCSVN

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục