Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) thu hút nhiều khách du lịch tham quan nghỉ dưỡng.
(HBĐT) - Từ tháng 3/2005, sau khi triển khai Pháp lệnh và Nghị định tín ngưỡng, tôn giáo Mai Châu có trên 30 tín đồ sinh sống tại 3 xóm là xóm Dồn, Co Lương (xã vạn Mai); xóm Mai Hoàng Sơn (xã Mai Hịch). Bà con giáo dân sống xen kẽ, đoàn kết với bà con nhân dân trong xóm, hoạt động tôn giáo chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Trong đó, một số giáo dân sinh hoạt tại nhà nguyện tỉnh và một số sinh hoạt ở quê thuộc huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Số còn lại vào mỗi dịp lễ, tết những bà con quê ở
Toàn huyện 5 năm qua không xảy ra những vụ mê tín, dị đoan. Một số bà con tham gia hoạt động công giáo chấp hành đúng pháp luật. Huyện Mai Châu không có tổ chức tôn giáo nào hoạt động, đăng ký hoạt động trên địa bàn huyện. Về quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân tôn giáo được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, các ngành liên quan, đặc biệt, công tác kiểm tra trật tự an ninh của Công an huyện đã phát hiện, dập tắt những hoạt động truyền đạo trái phép thông qua đường du lịch, quan hệ thư tín tiền hàng, phát tờ rơi dọc theo các xã có quốc lộ 6 chạy qua.
Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng tôn giáo trên địa bàn huyện không có điểm nóng, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn do cán bộ làm công tác tôn giáo kiêm nhiệm, không có chuyên môn nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong thời gian tới, để công tác tôn giáo trên địa bàn huyện hoạt động hiệu quả hơn cần tăng cường đầu tư cho tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối với vùng sâu, xa, vùng đồng bào các dân tộc thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân đảm bảo ANCT -TTATXH. Ngoài ra cần bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác tôn giáo; đồng thời, bổ sung biên chế cán bộ làm công tác tôn giáo tại cơ sở.
Hải Linh
Sáng 22/11, tại Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba Giồng (ấp 5, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 – 23/11/2010).
(HBĐT)- Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2005 - 2010), xã Hương Nhượng (huyện Lạc Sơn) đã có bước phát triển đáng kể trên các lĩnh vực KT - XH, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Đảng bộ xã liên tục đạt TS-VM tiêu biểu. Đó là kết quả của sự vận dụng sát thực các chỉ thị, nghị quyết của Đảng vào điều kiện thực tế.
(HBĐT) - Từ nhiều năm qua, Hội Chữ thập đỏ tỉnh là địa chỉ tin cậy của nhiều tấm lòng nhân ái, là cầu nối trái tim đến với trái tim, điểm tựa cho những số phận bất hạnh trên địa bàn tỉnh. Nhân kỷ niệm 64 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2010), phóng viên HBĐT đã trao đổi với bà Đinh Thị Đào, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh về công tác nhân đạo của Hội.
Trước thềm phiên chất vấn và trả lời chất vấn ĐBQH, Văn phòng Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp việc thực hiện lời hứa qua hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ bảy của 4 vị bộ trưởng: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cách đây 65 năm, vào ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64-SL thành lập ra Ban Thanh tra đặc biệt, là tổ chức tiền thân của ngành thanh tra Việt Nam. Ngày 23-11-1945 đã đánh dấu sự ra đời và từ đó trở thành ngày truyền thống của ngành thanh tra Việt Nam.
Phát huy truyền thống anh hùng, với bản chất cần cù, thông minh, nông dân huyện Hóc Môn - TPHCM đang dần chuyển dịch nông nghiệp sang hướng nông nghiệp - đô thị hiện đại...