VŨ OANH Nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, thành viên Ban cán sự Ðảng, Bí thư Ðoàn thanh niên cứu quốc, Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh Hà Nội
Cách mạng Tháng Tám của Thủ đô Hà Nội là sự kiện lịch sử có ý nghĩa nhất trong tiến trình lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trước hết, đó là thắng lợi của tư duy đổi mới của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lãnh đạo và chỉ đạo Cách mạng đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, đã sử dụng nguồn lực và động lực Cách mạng là lực lượng của toàn dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thứ hai, là kết quả của những năm tháng chuẩn bị rất công phu và khẩn trương để xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng cao trào Cách mạng của nhân dân. Thắng lợi đó cho thấy Ðảng bộ và nhân dân Hà Nội đã giải quyết thành công bài toán lớn về lịch sử; trong sào huyệt của quân thù, khi tương quan so sánh giữa ta và địch quá chênh lệch, địch quyết tâm tiêu diệt lực lượng Cách mạng nhưng cuối cùng, lực lượng Cách mạng đã phát triển không ngừng, trưởng thành nhanh chóng, rất năng động sáng tạo, có ý chí chiến đấu rất mạnh mẽ, khí thế Cách mạng rất sôi sục, đồng khởi của toàn dân đã làm cho đội quân phát-xít hàng vạn tên và chính quyền bù nhìn hoang mang rã rời, tạo tình thế Cách mạng trực tiếp cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Hà Nội có quyền tự hào là địa phương đã chủ động sáng tạo trước thời cơ giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám và ngay sau đó đón Trung ương Ðảng, Chính phủ lâm thời và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Tân Trào trở về Thủ đô, mở ra trang sử mới của thời đại Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp Cách mạng Hồ Chí Minh được kết tinh từ thắng lợi của tổng khởi nghĩa tháng 8 và Cách mạng giải phóng dân tộc, từ nền văn hiến lâu đời và tinh hoa văn hóa, tư tưởng nhân loại đang soi sáng con đường đổi mới, ổn định phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, vì nền độc lập thống nhất vững bền của Tổ quốc và tự do hạnh phúc muôn đời của nhân dân.
Nay để tham gia ý kiến vào bản lịch sử lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội từ Cách mạng Tháng Tám đến nay, tôi xin viết rõ thêm về sự đóng góp hết sức to lớn của hai lực lượng vũ trang của Hà Nội là Ðội Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu và Ðội danh dự Việt Minh Hà Nội mà qua các cuộc hội thảo nhiều lần trước đây đã được chính thức công nhận là tiền thân của lực lượng vũ trang Hà Nội. Quân khu Thủ đô đã cho xuất bản sách nói về lịch sử thành lập và hoạt động rất cụ thể của hai lực lượng này.
Năm 1939, khi đế quốc Pháp đã bị phát-xít đánh bại và chiếm đóng, thực dân Pháp ở Ðông Dương đã đầu hàng Nhật, Nhật đã vào chiếm đóng Ðông Dương; cả Nhật và Pháp đều thống nhất với nhau phải tiêu diệt cộng sản và mọi lực lượng Cách mạng. Thực dân Pháp, ngay năm 1939 đã thực hiện khủng bố trắng, bắt bỏ tù tất cả những người hoạt động của Ðảng, cả bí mật và công khai mà chúng đã nắm được. Những cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ bị chúng đàn áp rất dã man, dìm trong bể máu.
Tháng 6-1941, Bác Hồ sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài đã về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam. Mặc dù năm 1941 cũng là năm phát-xít Ðức đang tiến như vũ bão đánh sâu vào lục địa Liên Xô; hồng quân còn đang ở thế bị đẩy lùi và quyết liệt chống đỡ, Bác Hồ đã nhận định phe phát-xít Ðức - Ý - Nhật nhất định thất bại, phe đồng minh Liên Xô - Mỹ - Trung Hoa nhất định thắng lợi và Bác đã đưa ra nhận định thời cơ ngàn năm có một để nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, giành độc lập nhất định sẽ đến. Bác chủ trì Hội nghị Trung ương Ðảng lần thứ tám chủ trương về chính trị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết, phải lập Mặt trận Việt Nam độc lập Ðồng minh Hội, phải tổ chức ra các đoàn thể cứu quốc để động viên mọi người già, trẻ, gái, trai, sĩ, nông, công, thương, binh phấn đấu cho sự nghiệp giành chính quyền, phải xây dựng căn cứ địa Cách mạng tổ chức lực lượng bán vũ trang và vũ trang để chuẩn bị cho ngày nổi dậy giành chính quyền, giành độc lập. Ðảng bộ Hà Nội, nhân dân Hà Nội đúng là đang đứng trước bài toán lịch sử rất lớn, nhiệm vụ Cách mạng vô cùng to lớn, tình thế hết sức khẩn trương. Những người Cách mạng của Hà Nội được quán triệt tiếp thu những nhận định của Hội nghị Trung ương lần thứ tám, tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ có sự nhất trí cao, không khí rất hào hứng, phấn khởi, nhưng thực lực Cách mạng sau khi bị khủng bố trắng còn rất mỏng, có thể nói là quá mỏng, thậm chí có thể nói là đảng bộ trên thực tế không còn, các tổ chức quần chúng còn rất lẻ tẻ, phong trào hoạt động tự phát rời rạc. Lực lượng chiếm đóng của Nhật - Pháp thì rất lớn, hàng vạn tên. Lực lượng mật thám cũng rất lớn, dày đặc, ngày đêm hoạt động, lùng sục, bắt bớ mọi lực lượng, mọi tổ chức hoạt động chống đối; dùng mọi thủ đoạn chui vào tổ chức của ta để phá hoại. Những người đảng viên, những người yêu nước hoạt động Cách mạng đứng trước trách nhiệm lịch sử nặng nề phải giải quyết bài toán quá lớn. Ðứng trước sự thử thách quá lớn nhưng cũng từ tình thế quá đặc biệt như vậy đã tìm tòi sáng tạo ra cách hoạt động, phát huy những thuận lợi của chính nghĩa Cách mạng hợp với lòng dân, khai thác, lợi dụng những diễn biến trong nội bộ địch, những diễn biến ở trong nước và ngoài nước làm suy yếu địch, làm có lợi cho Cách mạng, vượt qua những hiểm nghèo do địch gây ra, có phương thức hoạt động thích hợp và đã được thực tế lịch sử chứng minh là khôn ngoan, sáng tạo và đã giành thắng lợi thực sự to lớn.
Trước hết, phải hết sức tích cực xây dựng các tổ chức Việt Minh nhưng phải có cách làm rất cẩn thận, chặt chẽ để nhất định không để lộ bí mật với địch, bị địch phát hiện và bắt bớ, không để địch chui vào lực lượng Cách mạng và phá từ trong phá ra. Ðịch quyết tâm tiêu diệt lực lượng ta, ta quyết tâm xây dựng nhưng phải bảo vệ giữ vững bằng được. Phải khẩn trương, khôn khéo làm thế nào cho đông đảo nhân dân Hà Nội căm ghét quân thù và bọn tay sai. Phải ra sức tuyên truyền cho quần chúng đông đảo hiểu các hoạt động Cách mạng trong cả nước, nhất là ở chiến khu Việt Bắc và tuyên truyền tạo thanh thế cho Cách mạng.
Từ thực tế tình hình tương quan so sánh giữa ta và địch, Ban lãnh đạo Cách mạng Hà Nội, vào tháng 10-1944 nảy ra sáng kiến lập Ðội Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, có trách nhiệm hoạt động theo phương thức quân sự hoặc du kích, mở rộng công tác tuyên truyền giác ngộ nhân dân, làm cho nhân dân thật sự căm ghét âm mưu tội ác của địch, hiểu được chủ trương của Việt Minh, thắng lợi của Việt Minh và ủng hộ Việt Minh một cách rộng rãi và khẩn trương, nhân dân không có trong tổ chức của đoàn thể cứu quốc Việt Minh sẵn sàng theo Việt Minh. Và sau đó, đến tháng 3-1945, Ðội danh dự Việt Minh được thành lập. Ðó là những tổ chức tiền thân của lực lượng vũ trang Hà Nội.
Sự phát triển thuận lợi của phong trào Cách mạng trong cả nước, nhất là ở các vùng nông thôn, ở khu căn cứ Cách mạng Việt Bắc là sự hỗ trợ không nhỏ cho phong trào Cách mạng của Hà Nội. Lực lượng chính trị vũ trang khu căn cứ Cách mạng Việt Bắc được mở rộng, lực lượng chính trị quân sự lớn mạnh, thanh thế trong nước rất rộng lớn. Nhật đảo chính tiêu diệt quân đội và chính phủ tay sai Pháp nhưng cũng không tăng cường được lực lượng và càng bị nhân dân căm ghét. Lực lượng Nhật và tay sai cũng không làm chủ được tình hình Ðông Dương, lực lượng của Ðảng và Việt Minh có cơ hội phát triển nhanh chóng. Ngày 9-3-1945 khi Nhật đảo chính tiêu diệt Pháp, Ban Thường vụ T.Ư Ðảng kịp thời đánh giá tình hình và đã ra chỉ thị có ý nghĩa lịch sử ngày 12-3-1945: Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, đánh giá diễn biến mới của tình hình trong nước, chỉ ra những thuận lợi mới và đề ra nhiệm vụ phải khai thác tình hình, đẩy mạnh cao trào hoạt động Cách mạng lên một bước phát triển mới cao hơn và sẵn sàng khi thời cơ chín muồi thì phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Phong trào nhân dân nổi dậy phá kho thóc của Nhật chia cho dân ngày càng phát triển khắp nơi. Tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng đúng như Bác Hồ và T.Ư Ðảng nhận định, phe phát-xít đã từ thất bại này đến thất bại khác. Ngày 9-5-1945, phát-xít Ðức - Ý đã bị phe đồng minh tiêu diệt, ngày 13-8-1945, Nhật đã phải đầu hàng vô điều kiện phe Ðồng minh. Thời cơ ngàn năm có một để toàn dân Việt
Trước giờ quyết định tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, Ủy ban khởi nghĩa kiểm điểm lực lượng chính trị, bán vũ trang và vũ trang có tổ chức, trong tổ chức có tất cả 740 người. Thật sự là lực lượng quá nhỏ bé so với 25 vạn dân của Hà Nội lúc bấy giờ. Nhưng xét trên nhiều mặt, Ủy ban khởi nghĩa đánh giá tình hình phong trào quần chúng: đông đảo nhân dân sôi sục tinh thần Cách mạng, sẵn sàng chờ kế hoạch tổ chức và hiệu lệnh của Ủy ban khởi nghĩa của Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền về tay nhân dân Cách mạng. Ðiều đó nói lên rõ ràng 25 vạn đồng bào Hà Nội tuy không ở trong tổ chức Việt Minh nhưng tư tưởng Cách mạng, ý chí Cách mạng theo Việt Minh nổi dậy rất rõ, và Ủy ban khởi nghĩa đã quyết định cụ thể kế hoạch tổ chức quần chúng nổi dậy, ngày giờ nổi dậy. Và cuộc khởi nghĩa 19-8-1945 tại Hà Nội đã thắng lợi rực rỡ. Chủ trương có tính sáng tạo kịp thời thành lập hai lực lượng vũ trang là Ðội Thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu vào tháng 10-1944 và Ðội danh dự Việt Minh sau tháng 3-1945 và phát huy có hiệu quả hai lực lượng này là một cống hiến lớn cho sự thành công của Cách mạng Tháng Tám ở Hà Nội.
Hà Nội thật sự đã vượt qua thử thách ác liệt và đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nặng nề mà Ðảng và Bác Hồ giao cho, cống hiến thật sự to lớn cho sự phát triển sau này của cả nước trong cuộc chiến đấu lâu dài giành độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc và cống hiến cho hòa bình của thế giới.
Theo ND
Sáng 15/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Damingiin Demberel đang thăm chính thức nước ta.
(HBĐT) - Ngày 15/12, xã Tân Phong (Cao Phong) đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Pháp. Tới dự có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, lãnh đạo Công an tỉnh, huyện Cao Phong và đông đảo nhân dân xã Tân Phong.
(HBĐT) - Ngày 15/12, xã Yên Mông (TPHB) tổ chức khánh thành, bàn giao 2 nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình bà Bùi Thị Liển, xóm Bắc Yên và bà Nguyễn Thị Quyết, xóm Khang Đình.
(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi của UBTƯMTTQ Việt Nam về tham gia ủng hộ “Ngày vì người nghèo”, Ban vận động “Ngày vì người nghèo” tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức tỉnh triển khai nhiều biện pháp vận động, tuyên truyền cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, công nhân lao động và nhân dân quyên góp ủng hộ và xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”.
Ngày 14/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp đoàn Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam do Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội dẫn đầu.
Sáng 14/12/2010, tại xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Nam, huyện Điện Bàn và gia đình đã long trọng tổ chức Lễ truy điệu Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Nguyễn Thị Thứ và tiễn đưa linh cửu của Mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng.