Toàn cảnh Hội thảo
(HBĐT) - Ngày 17/12, tại Hòa Bình, Liên chi Hội Nhà báo cơ quan Trung ương Hội – Hội Nhà báo Hòa Bình đã tổ chức Hội thảo Báo chí “Hòa Bình tuyên truyền về bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc”. Dự hội thảo có các đồng chí đại diện lãnh đạo Liên chi Hội Nhà báo cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam; về phía tỉnh có các đồng chí lãnh đạo đại diện ban, ngành, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Hòa Bình và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và của tỉnh.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Đinh Văn Ổn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh đã nhấn mạnh: nền văn hóa Hòa Bình là nền văn hóa đa dân tộc. Hội thảo lần này nhằm làm rõ thêm bảo sắc văn hóa Hòa Bình được đăng tải trên hệ thống trên báo chí Hòa Bình trong những năm qua cách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để không bị mai một trong cuộc sống hiện đại. Hoà Bình là tỉnh đa dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 60% dân số. Văn hoá Mường và văn hoá các dân tộc anh em đã tập hợp lại và làm nên những nét riêng của văn hoá Hoà Bình. Theo thống kê, Hoà Bình hiện có 177 quần thể di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cùng với sự độc đáo của bản sắc văn hoá thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày... còn giữ khá nguyên vẹn. Toàn tỉnh có trên 30 lễ hội cộng đồng dân tộc như: hội cồng chiêng, Khai hạ, Lễ hội Chùa Tiên, lễ hội Đền Bờ... Trong những năm qua, đội ngũ nhà báo trên địa bàn tỉnh đã xung kích trên mặt trận thông tin, tuyên truyền, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của tỉnh và cộng đồng các dân tộc Việt
Với đề dẫn văn hoá các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình được bảo tồn, phát huy như thế nào và báo chí tỉnh Hoà Bình thực hiện công tác này ra sao trong giai đoạn hiện nay, các đại biểu đã tập trung tham luận, phát biểu làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Trong đó nhấn mạnh mục đích tuyên truyền nhằm xây dựng làng, bản các dân tộc thiểu số nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, đem lại lợi ích kinh tế xã hội, tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Tạo điều kiện vật chất để đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh gìn giữ lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu trong không gian văn hóa xã hội của dân tộc. Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo địa phương về vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển của địa phương. Bảo tồn thiết chế văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh... Đồng thời bổ sung những giá trị văn hóa mới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền nhằm hướng tới xây dựng con người và lối sống văn hóa; xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa; xây dựng văn hóa chính trị, văn hóa lãnh đạo và quản lý; phát huy những giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng.
Mạnh Hùng
Ngày 16-12, Quận ủy quận 9 (TPHCM) tổ chức hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (2007 - 2010). Đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM đã đến dự.
(HBĐT) - Ngày 16/12, lãnh đạo UBND tỉnh đã làm việc với tập thể lãnh đạo chủ chốt của huyện Kỳ Sơn nhằm đánh giá kết quả thực hiện các kết luận của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại các buổi làm việc với lãnh đạo huyện và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2010. Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Bùi Văn Cửu, Quách Thế Hùng và lãnh đạo các sở, ngành.
(HBĐT) - Năm 2010 qua, Hội Phụ nữ huyện Cao Phong đã tăng cường phối kết hợp với các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có sự hỗ trợ, thiết thực giúp hội viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Những hoạt động đó đã góp phần làm cho phong trào hội ngày càng trở nên sôi động và khẳng định thêm niềm tin của hội viên đối với tổ chức hội.
Chiều 15-12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp Chủ tịch QH Mông Cổ Đem-be-ren Đam-đin đang thăm chính thức nước ta. Chủ tịch nước nhấn mạnh chuyến thăm của Chủ tịch QH Mông Cổ cùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng và Chánh Văn phòng Phủ Tổng thống Mông Cổ trong vòng một tháng qua cho thấy những bước phát triển mới, thiết thực trong quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch nước khẳng định: Việt Nam và Mông Cổ có quan hệ truyền thống lâu đời, nhân dân Mông Cổ ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với Mông Cổ theo hướng bổ sung cho nhau, khai thác hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước. Việt Nam sẵn sàng là cầu nối để Mông Cổ mở rộng hợp tác với ASEAN. Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ngành của hai nước tăng cường trao đổi những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hợp tác, nhất là về thương mại và khai thác khoáng sản.
Sáng 15/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Damingiin Demberel đang thăm chính thức nước ta.
(HBĐT) - Ngày 15/12, xã Tân Phong (Cao Phong) đã tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Pháp. Tới dự có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, lãnh đạo Công an tỉnh, huyện Cao Phong và đông đảo nhân dân xã Tân Phong.