Đến triển lãm "101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp", có những bức ảnh khiến người xem lặng đi...

 

Luôn cố gắng toàn tâm để không bỏ lỡ những khoảnh khắc khó lòng lặp lại của người anh hùng bình dị Võ Nguyên Giáp, có lúc phóng viên ảnh Trần Tuấn quên cả việc chụp cho chính mình. Nhưng ông cụ - cách người phóng viên gọi vị Đại tướng - thì không bao giờ quên. Ông luôn nhắc: "Xong rồi thì đến, anh Tuấn nhé!".

Nhờ thế mà phóng viên ảnh kỳ cựu của Thông tấn xã Việt Nam có rất nhiều ảnh chụp chung với vị Đại tướng, được ông giữ gìn cẩn thận, dù nhiều tấm mờ mờ, không nét do những tay máy còn non chụp giúp. Nhưng những tấm ảnh đó ông giữ cho riêng mình, còn những tấm ông mang đến cuộc triển lãm "101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp" lần này được chắt lọc từ những lần ông được đi theo và chụp ảnh cho vị tướng đáng kính.

Thượng tá, họa sỹ Lê Duy Ứng vẽ chân dung Đại tướng. Ảnh: Trần Tuấn
Mỗi bức ảnh là một câu chuyện về tình cảm của vị đại tướng với các lãnh đạo nhiều thế hệ, những người đồng đội trong quân ngũ, những người bạn tri âm tri kỷ, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.

Có bức khiến người xem lặng đi như tấm ảnh chụp năm 2004, Đại tướng cầm khăn mùi xoa trắng chấm nước mắt vì không kiềm lòng được khi nhắc đến các chiến sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. 50 năm sau chiến thắng vang dội đó, vị tướng già lại trào lệ khi ôn lại kỷ niệm về những người đã sát cánh chiến đấu bên mình.

Niềm xúc động đong đầy trong những bức ảnh chụp Đại tướng với những đồng đội, những người bạn cũ. Như khi ông gặp lại Thượng tướng Trần Sâm cũng trong dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, tác giả Trần Tuấn kể, ông ôm chầm lấy người bạn chiến đấu vào lòng mà òa lên: "Được gặp nhau đây là quý lắm rồi!". Thượng tướng Trần Sâm đã từ trần năm 2009.

Hay bức ảnh chụp Đại tướng và người bạn đồng niên, GS. Trần Văn Giàu, người vừa ra đi cách đây chưa đầy một tuần. Nhiếp ảnh gia Trần Tuấn kể rằng hai vị rất thân nhau, Đại tướng vào miền Nam luôn đến thăm nhà bạn mà giáo sư ra Bắc cũng luôn ghé đến ngôi nhà trên phố Hoàng Diệu.

"Trong ảnh, hai vị ấy trông thật khoai thai, đẹp như những vĩ nhân. Chụp được những bức ảnh thể hiện được nét mặt, tâm trạng sống động như thế, tôi sướng lắm", ông Trần Tuấn tâm sự.

Khách nước ngoài đến xem triển lãm lại đặc biệt chú ý đến bức ảnh chụp Đại tướng bắt tay cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1997, hơn hai mươt năm sau cuộc chiến tranh chống Mỹ. Trong khoảnh khắc lịch sử giữa hai nhân vật từng là đầu não ở hai bên chiến tuyến, ông McNamara khẽ quay đi và cúi đầu.

Triển lãm lần này chỉ là "một phần nhỏ" trong kho tư liệu còn vô cùng phong phú của phóng viên ảnh Trần Tuấn, nhưng cũng phần nào kể được hành trình của bản thân tác giả theo chân người lãnh tụ mà ông vô cùng quý trọng và yêu mến. Nhớ lại những chuyến đi "lăn xả để thỏa mãn nguyện vọng của cá nhân mình", ông Trần Tuấn bồi hồi: "Đại tướng còn nhiều nơi muốn đi, còn nhiều người muốn gặp lắm. Ông cụ chỉ lo không còn kịp nữa".

Tác giả, phóng viên ảnh Trần Tuấn tự nhận mình là người may mắn. Ảnh: Thủy Chung

Tác giả tự nhận mình may mắn vì là phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam, ông có nhiều cơ hội và điều kiện để chụp ảnh vị tướng huyền thoại hơn các đồng nghiệp khác. "Chụp ảnh cho ông cụ, không chỉ cần kỹ thuật mà còn cả tình cảm. Trước mỗi chuyến đi với Đại tướng, tôi đều tìm hiểu trước địa danh, tìm những câu chuyện lịch sử gắn với Đại tướng để có những bức ảnh thật ý nghĩa", ông Trần Tuấn chia sẻ.

Người đã hơn 30 năm miệt mài cầm máy thành thật khuyên những phóng viên ảnh trẻ: "Ngoài làm chủ kỹ thuật, còn phải giữ được lý tưởng, lòng yêu nghề, lòng say mê trọn vẹn toàn tâm với những điều mình tâm đắc".

Triển lãm "101 khoảnh khắc về vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp" tại 45 Tràng Tiền, Hà Nội còn kéo dài tới ngày 27/12. Sau đó, tác giả Trần Tuấn dự định mang những hình ảnh về vị Đại tướng trăm tuổi vào với một nửa đồng bào ở miền Nam.

Dưới đây là một số tác phẩm trưng bày tại triển lãm:

Một lão nông tặng Đại tướng đĩa bánh trôi nhân dịp Đại tướng thăm đình Hát Môn (Hà Tây cũ) năm 1995
Đại tướng tiếp cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1997
Đại tướng và người bạn đồng niên Trần Văn Giàu (ảnh chụp năm 1997)

Bức ảnh Đại tướng rơi nước mắt cũng khiến người xem rưng
rưng theo

                                                                            Theo VNN

 

 


Các tin khác


Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đại biểu đã bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục