Một trong những nét đổi mới được đại biểu cảm nhận ở Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng là dân chủ. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của đại hội lần này.
Có thể nói những ngày diễn ra đại hội đã thu hút sự quan tâm, theo dõi của toàn Đảng, toàn dân. Các góp ý, hiến kế gửi về đại hội trên nhiều lĩnh vực, đa chiều, sâu sắc và tâm huyết.
Quá trình lắng nghe, chọn lọc, tiếp thu ý kiến của đại hội Đảng các cấp, góp ý của các tổ chức và nhân dân, chất lượng văn kiện đại hội được nâng lên rõ rệt, cả nội dung và cách thể hiện.
Tại đại hội đã có 1.402 ý kiến của đại biểu ở các đoàn và 27 ý kiến tại hội trường. Các ý kiến phát biểu tại đại hội đã phân tích, làm sáng tỏ, bổ sung nhiều nội dung quan trọng, kể cả quan điểm chung và trong từng lĩnh vực, khá thẳng thắn, đúng sự thật.
Trong phiên làm việc về nội dung tại hội trường, được sự khuyến khích của Chủ tịch đoàn, các đại biểu đã tham gia thảo luận, tranh luận những vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau như đặc trưng kinh tế của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. Văn bản dự thảo ghi: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”. Các đại biểu đã đi sâu phân tích nhằm hiểu đúng về chế độ công hữu, về tư liệu sản xuất trong thời đại kinh tế tri thức, tài sản vô hình phát triển và cũng có sự cạnh tranh về giá trị tài sản trí tuệ. Các vấn đề khác như vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước - tập trung ở lĩnh vực nào, quan niệm về xây dựng một nước công nghiệp - về yếu tố đầu vào là tri thức, thông tin, là công nghệ và nguồn nhân lực.
Khi nói về xây dựng một nước công nghiệp thì vẫn quan tâm đến dịch vụ, vì các nước phát triển, phần dịch vụ của họ chiếm 70%-80% GDP. Chính sách pháp luật về đất đai cũng được đại biểu đề nghị sửa đổi. Các vấn đề về công bằng xã hội, yếu tố con người được các đại biểu đặc biệt quan tâm. Những vấn đề về môi trường, phát triển bền vững, phát triển xanh, GDP xanh, việc thay đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế gắn với phát triển kinh tế vùng cũng được đề cập khá sâu sắc...
Liên quan đến đặc trưng kinh tế xã hội XHCN, với các ý kiến còn khác nhau, Chủ tịch đoàn đã cho lấy phiếu biểu quyết. Kết quả có 65,04% đại biểu chọn phương án: “Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại với quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” - như tinh thần của Đại hội X, có bổ sung từ “tiến bộ”. Đây là sự lựa chọn mở và vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu cho phù hợp với thực tiễn, chứ không phải như ý kiến cho rằng, nói quan hệ sản xuất phù hợp thì như không nói gì.
Các vấn đề về xây dựng Đảng được đại hội quan tâm như làm thế nào để tăng cường dân chủ trong Đảng, triển khai các chủ trương về giám sát, chất vấn trong Đảng. Giám sát, chất vấn trong Đảng có khác với Quốc hội, hội đồng nhân dân nhưng nếu có hướng dẫn, có quy chế, có khuyến khích sẽ làm được. Nếu làm được, sẽ làm cho nhiều vấn đề được minh bạch, sẽ nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, thúc đẩy sự phát triển chung. Đây cũng là vấn đề gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo, gắn với công tác cán bộ, nhân sự của Đảng. Làm thế nào để đưa được người tài, đức vào guồng máy lãnh đạo, tránh các kiểu chạy như văn kiện đề cập.
Nét mới đáng ghi nhận của công tác nhân sự ở đại hội lần này là bầu cử có số dư khá nhiều. Bầu ủy viên chính thức có số dư 24,57%, bầu ủy viên dự khuyết có số dư 144%, bầu Bộ Chính trị có số dư 70%. Đại hội tôn trọng quyền ứng cử, đề cử, không gò ép ai đó phải rút khỏi danh sách để có số dư an toàn. Tuy nhiên với thông tin có được, đại biểu cũng gặp khó khăn để lựa chọn đúng người. Điều này tùy thuộc rất lớn vào sự chuẩn bị của BCH khóa X. Chuẩn bị tốt để các yếu tố về tiêu chuẩn sẽ gắn với cơ cấu, độ tuổi. Trong lần bầu cử này, đại hội đã ủng hộ nhiều đồng chí trẻ, được đào tạo bài bản. Chúng ta có quyền hy vọng, tin tưởng ở đội hình lãnh đạo cấp cao mới của Đảng.
Ở Đại hội lần này, quan điểm dân chủ của Đảng có sự thay đổi thể hiện ở đặc trưng “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây không chỉ là vấn đề câu chữ, thay đổi trật tự từ ngữ mà thể hiện quan điểm rõ ràng của Đảng trong việc coi vấn đề dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.
Sau đại hội, nghị quyết đại hội sẽ được triển khai, tổ chức thực hiện, những vấn đề lớn, còn ý kiến khác nhau sẽ được tiếp tục nghiên cứu, kiểm nghiệm trong thực tiễn để tạo sự đồng thuận.
Không khí dân chủ của đại hội sẽ được lan tỏa trong sinh hoạt Đảng ta.
Theo SGGP
(HBĐT) - Sinh thời, Bác Hồ rất quan tâm tới công tác Tuyên giáo. Trò chuyện với cán bộ làm công tác Tuyên giáo, Bác nhấn mạnh: “Công tác tuyên giáo phải xuất phát từ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mà xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp hoạt động, phải phục vụ đắc lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng ta, dân tộc ta...”. Cho đến hôm nay, lời dạy của Bác vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
(HBĐT) - Ngày 21/1, Thanh tra tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác thanh tra năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011. Tới dự và chỉ đạo có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Hữu Lợi, Phó Cục trưởng Cục I - Thanh tra Chính phủ; lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT)- Ngày 21/1, BCH Tỉnh Đoàn đã tổ chức tổng kết công tác đoàn và phong trào TTN năm 2010, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy đã tới dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT)- Ngày 21/1, Huyện ủy Lạc Sơn đã tổ chức hội nghị kiểm điểm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2010, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.
(HBĐT)- Ngày 21/1, đoàn công tác của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội do đồng chí Lương Phan Cừ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về tình hình triển khai thi hành một số văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh. Dự và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đoàn ĐBQH; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
(HBĐT) - Học tập Bác từ những điều giản dị nhất, đó là mục tiêu mà các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh hướng tới khi triển khai, thực hiện CVé "Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". 4 năm qua, trong các cơ sở hội đã lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng "ống tiền", "hũ gạo" tiết kiệm, một hoạt động thiết thực vừa góp phần rèn luyện đạo đức, lối sống, vừa đem lại lợi ích về mặt kinh tế để chị em có điều kiện giúp đỡ nhau trong cuộc sống.