Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về định hướng phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tới nhân dịp Thủ tướng về thăm và làm việc với tỉnh ta (8/5/2010).

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về định hướng phát triển KT-XH của tỉnh trong những năm tới nhân dịp Thủ tướng về thăm và làm việc với tỉnh ta (8/5/2010).

(HBĐT)- Được phân công phỏng vấn đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV qua cả nhiệm kỳ, tôi chuẩn bị kỹ tài liệu và cân nhắc, soạn thảo câu hỏi thật kỹ lưỡng. Sau khi liên lạc với Văn phòng UBND tỉnh, tôi được trả lời: đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý trả lời phỏng vấn, thời gian cụ thể sẽ bố trí sau. Tôi thở phào vì bước đầu đã thuận lợi và thấp thỏm chờ cuộc hẹn.

 

Vài ngày sau, tôi nhận được điện thoại của đích thân Chủ tịch UBND tỉnh: “Tôi có thể tiếp anh được một tiếng đồng hồ. Sau đó, tôi phải làm việc với các ngành về kế hoạch năm 2011. Mời anh lên ngay nhé”. Tôi thật bất ngờ về sự khiêm tốn và thân tình của Chủ tịch. Dẫu biết rằng công việc lúc giao mùa qua năm mới- cũ là bận lắm, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh dành cho một giờ là quý lắm rồi.

 

Nhấp xong ly trà đượm hương, tranh thủ thời gian, tôi đề nghị:

 - Xin đồng chí cho biết...

Chưa để tôi nói hết, Chủ tịch đã ngắt lời:

 - Thế này nhé, những vấn đề anh hỏi đã có hết trong các báo cáo tổng kết rồi, những kết quả và cả những hạn chế yếu kém. Hôm nay, ta trao đổi trên tinh thần là cán bộ với nhau cho nhẹ nhàng, anh đồng ý chứ!

 

Tôi ngỡ ngàng, không ngờ buổi làm việc lại diễn ra chiều hướng như vậy. Tôi cám ơn và nhất trí. Bằng giọng nhẹ nhàng như tâm sự, Chủ tịch nói về những trăn trở của mình khi đảm đương trọng trách trên cương vị Chủ tịch UBND của một tỉnh giàu tiềm năng nhưng đang ở điểm xuất phát thấp với nhiều khó khăn, trở ngại: Được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh, tôi đã ý thức và xác định ngay đó là một nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng thật nặng nề mà Đảng bộ và nhân dân giao cho. Công việc của Chủ tịch ư! Đó là chịu trách nhiệm trước Đảng, trước dân quản lý, điều hành tất cả mọi lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Không chỉ điều hành công việc thường nhật mà còn phải tìm ra hướng đi, hướng phát triển cho cả một tỉnh có gần một triệu dân với trình độ nhận thức còn hạn chế quả là không đơn giản.

 

            

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh động viên thanh niên huyện Đà Bắc lên đường nhập ngũ.

 

Khi tôi hỏi Chủ tịch đánh giá thế nào về kết quả sự lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh trong nhiệm kỳ qua, nét mặt ông trở nên ưu tư:

 - Xin để cho cán bộ và quần chúng nhân dân đánh giá. Dân mình tinh lắm, họ đánh giá sát và đúng mức đấy. Mình làm được gì cho tỉnh, cho dân, họ ghi nhận. Cái gì còn chưa được, hạn chế họ biết hết.

 

Tôi biết đó là sự khiêm tốn thật lòng từ ông. Mặc dù không nhắc đến, nhưng tôi hiểu trong nhiệm kỳ qua, ông cùng tập thể lãnh đạo đã thực hiện thắng lợi nhiều công việc lớn quyết định tới sự phát triển bền vững của tỉnh: Ra đời gần chục khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh; điều chỉnh địa giới hành chính của TP Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Kim Bôi và Lạc Thuỷ; hoàn thành tuyến tránh quốc lộ 6 (đoạn qua TP Hòa Bình); khánh thành Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình mang tầm khu vực; khởi công đường cao tốc nối liền Hòa Lạc - Hoà Bình; giải phóng mặt bằng một số dự án trọng điểm của Trung ương và của tỉnh; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập thành phố Hòa Bình; thoát khỏi “tỉnh” trắng về công nghiệp; thu ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỷ đồng; gần 2.000 doanh nghiệp ra đời; gần 300 dự án đầu tư mới; hạ tầng cơ sở TP Hòa Bình, trường học, y tế, công trình thuỷ lợi, bưu chính- viễn thông được đẩy mạnh đầu tư và phát huy hiệu quả; công bố Quy hoạch TP Hòa Bình đến năm 2025..., đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ và nhân dân trong tỉnh được cải thiện đáng kể bởi tốc độ tăng trưởng trong điều kiện suy thoái toàn cầu vẫn duy trì trên mười phần trăm (cao hơn trung bình cả nước), là một trong những tỉnh miền núi có tốc độ giảm nghèo cao nhất nước...

 

Ông trầm giọng: Phấn khởi đấy! Vui mừng đấy! Nhưng cũng vẫn buồn lòng vì còn có những việc, những người chưa thật sự thành công. Đó là thu hút đầu tư chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng. Mặc dù chính sách của tỉnh đề ra đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Có lẽ điều bất hợp lý này vướng mắc ở khâu cán bộ thừa hành công việc cụ thể (có thể do năng lực hạn chế, do động cơ cá nhân, do trách nhiệm công vụ chưa cao) - điều này thì tôi thông cảm và chia sẻ với Chủ tịch. Qua tiếp xúc với một số nhà đầu tư, họ đều nói: các bác lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành thông thoáng lắm nhưng cán bộ tham mưu (chủ yếu là chuyên viên và các phòng, ban) thì khó giải thích, thuyết phục lắm. Mặc dù quy định là đơn giản thủ tục hành chính nhưng vẫn đòi hỏi quá nhiều thứ rườm rà. Khi đã lo đủ rồi, chờ trình lên trên để duyệt cũng quá mất thời gian.

 

Ông tiếp tục trăn trở: Một số cán bộ chưa thật sự tâm huyết với công việc; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng dân vận còn yếu. Thực tế cho thấy: đa số những vụ việc thắc mắc, kiện cáo mà nguyên nhân chính là do cán bộ thừa hành tắc trách (thậm chí lợi dụng quyền hành), không công khai chế độ, chính sách và giải thích cho dân và doanh nghiệp hiểu rõ... Cán bộ đã vậy còn người dân nữa chứ. Đại bộ phận nhân dân mình là tốt. Nhiều người tự nguyện hy sinh một phần quyền lợi của cá nhân và gia đình cho mục đích chung, cho lợi ích cộng đồng, nhưng vẫn có một số ít bà con còn so đo tính toán thiệt hơn vụn vặt. Họ chưa nghĩ tới nếu không có cách mạng, không có chế độ này thì cuộc đời sẽ ra sao. Mặt khác, nhiều vướng mắc của dân ở cơ sở không được giải quyết thấu đáo, có lý, có tình để dân bức xúc, sinh ra kiện cáo kéo dài. Có những việc không đáng có cũng đưa lên tận Chủ tịch tỉnh. Người ta cứ nghĩ rằng: đã là Chủ tịch thì cái gì cũng nắm được, biết được cụ thể. Chủ tịch tỉnh không thể giải quyết tranh chấp từng cái bờ rào, góc ruộng, từng đồng đền bù hoa lợi... Không tiếp dân thì không được mà tiếp thì nhiều việc chưa thể giải quyết thấu đáo ngay. Bà con có hiểu được cho nỗi niềm ấy không!

 

Càng nghe ông trải lòng, tôi càng chia sẻ với ông về trách nhiệm nặng nề và vô cùng phức tạp mà ông đang đảm trách. Điều trăn trở lớn nhất của ông là làm sao để cho trình độ, năng lực, nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân dân mình được nâng cao lên một bước. Nếu mọi cán bộ và mỗi người dân của mình đều đặt lợi ích của đất nước, quê hương lên trên hết; nếu mọi người đều hết lòng vì nước, vì dân thì tỉnh mình, quê hương mình còn tiến nhanh hơn nữa. Tôi hiểu, để đạt được mong muốn ấy thì mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương, đơn vị và bản thân mỗi người cần cố gắng rất nhiều.

 

Tạm biệt ông lúc cơn gió đông cuối mùa kéo theo làn mưa bụi lây phây đang rắc hạt. Cái lạnh như được xua tan bởi hơi ấm bàn tay Chủ tịch tỉnh truyền sang. Ngoài kia, những nụ đào phai đang chúm chím chờ xoè cánh báo hiệu một mùa xuân đã đến gần với tiết trời ấm áp và tươi sáng.

 

                                           (Hoà Bình, ngày cuối đông Canh Dần)

 

                                                      Ghi chép của Thảo Hương

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục