Bí thư Huyện ủy Mai Châu Khà Phúc Dằng kiểm tra chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng tại xã Mai Hạ.
(HBĐT) - Năm 2006, căn cứ nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy Mai Châu về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, từng bước chuyển dịch kinh tế theo hướng xây dựng nông thôn mới, xã Mai Hạ đã tập trung rà soát, đánh giá lại quỹ đất, trên cơ sở đó lập quy hoạch sử dụng đất, hạ tầng thiết yếu cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, CN – TTCN) và dịch vụ.
Một trong những giải pháp được xã triển khai hiệu quả là duy trì ổn định diện tích trồng lúa, ngô để bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, khai hoang đất bưa bãi để trồng cây màu, đưa ruộng 1 vụ kém hiệu quả vào trồng các loại giống cây mới đang được thị trường tiêu dùng ưa chuộng… Ông Vì Xuân Đức, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trên cơ sở hướng dẫn, chuyển giao KH - KT của Trạm khuyến nông huyện, năm 2006, bà con nông dân đã đưa vào trồng thử nghiệm 5 ha dưa hấu, năm 2008 tiếp tục trồng 0,68 ha Mướp đắng. Với năng suất bình quân vụ mướp đắng đạt đạt 50 tạ/ ha, dưa hấu đạt 25 tấn/ha. Sau trồng thử nghiệm cho thấy 2 loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng khác, năm 2010, bà con nông dân trong xã đã tăng diện tích trồng dưa hấu lên 32 ha với sản lượng 800 tấn, gấp 6,4 lần so với năm 2006; mướp đắng đưa diện tích trồng lên 2 ha. Đây là loại sản phẩm mới, có giá trị thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, đang được nhân rộng và phát huy hiệu quả. Đến nay, 29 ha diện tích đất 1 vụ bỏ hoang ở xóm Lầu, Đồng Uống và xóm Tiền Phong đã được bà con nông dân chuyển sang trồng mướp đắng, dưa hấu, ngô và coi đây là các loại cây trồng chủ lực để xoá đói - giảm nghèo tại xã. Hầu hết diện tích sản xuất nông nghiệp của xã đã được đưa vào sản xuất với thời gian sử dụng từ 2 – 3 vụ/năm. Từ những mô hình tích cực về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã không những đã thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Năm 2010, ước tính tổng giá trị sản xuất của xã đạt hơn 31,586 tỷ đồng, tăng 78,8% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra; thu nhập bình quân 10,53 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 chiếm 35%, đến nay giảm còn 17,4%.
Mai Hạ là một trong những xã của huyện Mai Châu đã cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Huyện ủy về phát triển kinh tế nông nghiệp. Theo ông Khà Phúc Dằng, Bí thư Huyện ủy Mai Châu, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Huyện ủy đã cụ thể hóa thành những chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và phong tục, tập quán của nhân dân. Nhiều nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy đã được triển khai thực hiện hiệu quả như: phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, trồng và quản lý bảo vệ rừng, làm đường giao thông nông thôn, bảo vệ môi trường… Đặc biệt là chủ trương sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với chế biến công nghiệp, TTCN tại chỗ đã tạo tiền đề để huyện thực hiện có hiệu quả thu hút đầu tư, tạo thêm nguồn lực để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, trên địa bàn huyện có gần 10 dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, trong đó, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, dịch vụ và du lịch. Từ các xã vùng thuận lợi như thị trấn Mai Châu, Chiềng Châu, Tòng Đậu đến các xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn như: Vạn Mai, Xăm Khòe, Tân Sơn, Phúc Sạn, Pà Cò… đều đã có các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, một số dự án khác đang tiếp tục được triển khai đầu tư và đăng ký đầu tư. Với chủ trương đúng đắn của Đảng bộ, sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của chính quyền, trong 5 năm (từ 2005 - 2010), huyện đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,56%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp xuống còn 40%, nâng tỷ trọng CN - TTCN và xây dựng lên 33,88%, đẩy nhanh tỷ trọng thương mại, dịch vụ lên 26,12%. Tình hình KT-XH đã từng bước ổn định và phát triển theo hướng bền vững, thu nhập bình quân đầu người đạt từ 4,8 triệu đồng (năm 2005) lên 8,06 triệu đồng (năm 2010); giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 16,15%.
Cũng theo lãnh đạo Huyện ủy Mai Châu, trong năm 2011 và những năm tiếp theo, huyện tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, chú trọng khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương để tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; tích cực thâm canh tăng vụ và đưa giống lúa mới có năng suất cao; ổn định diện tích 2 vụ lúa; tận dụng các bưa bãi bằng trồng màu và rau đậu; trồng ngô đặc sản ở các xã Thung Khe, Tân Sơn, Pù Bin, Noong Luông, Ba Khan; trồng tỏi ở các xã Noong Luông, Pù Bin; tận dụng diện tích đất nông nghiệp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày, phấn đấu trồng từ 550 – 600 ha đậu tương ở các xã từ Mai Hạ đến Piềng Vế; trồng chè tuyết 450 ha ở các xã Pà Cò, Ba Khan, Tân Sơn... phấn đấu thu nhập đạt từ 35 – 45 triệu đồng/ha. Đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các vùng có điều kiện, mở rộng quy mô chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa ở các xã từ Tân Mai đến Cun Pheo, chăn nuôi lợn hướng nạc, phát triển gà địa phương; khai thác hết diện tích ao, hồ hiện có để nuôi cá, tổ chức và quản lý tốt việc đánh bắt thủy sản vùng hồ, kết hợp với nuôi cá lồng ở xã xã Phúc Sạn, Tân Mai, Tân Dân, Vạn Mai, phấn đấu có từ 200 – 250 lồng cá, đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 25 – 30% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Để đạt được kế hoạch đề ra, một mặt, huyện Mai Châu tập trung lãnh đạo nhân dân ổn định sản xuất, tích cực ứng dụng KHCN, mặt khác, huyện tích cực triển khai, lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình này với các phần việc cụ thể, phấn đấu đến năm 2015, toàn huyện có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.
Ngọc Vinh
(HBĐT) - Chiều 15/3, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức họp triển khai công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ kỳ họp thứ 22, tổng kết hoạt động của HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2004-2011. Đồng chí Bùi Ngọc Lâm, TUV, Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo Báo Hòa Bình, Sở TT-TT, Đài PT-TH tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 16/3, đoàn công tác của Liên minh HTX Việt Nam do đồng chí Đào Xuân Cần, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với các HTX thành viên tại hai huyện Tân Lạc và Cao Phong. Cùng đi có lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh.
(HBĐT) - Bà Phạm Thị Tuyết, Trưởng phòng nội vụ huyện Cao Phong cho biết: Là cơ quan giúp việc cho Uỷ ban Bầu cử huyện nên từ nhiều ngày qua, cán bộ, chuyên viên phòng luôn bận rộn, nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách. Mọi sự chuẩn bị để hướng tới một ngày hội lớn với sự thành công rực rỡ.
(HBĐT) - Luật Bình đẳng giới được QH khoá XI thông qua ngày 29/11/2006, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 22/12/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Luật Bình đẳng giới nhằm mục tiêu xoá sự phân biệt giới và tạo cơ hội như nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai ở tỉnh ta, Luật Bình đẳng giới vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.
Ngày 15-3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hà Nội đã tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2007-2011. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã tới dự.
Ngày 15-3, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm và Ðoàn đại biểu Quốc hội (ÐBQH) khóa XII TP Hồ Chí Minh đã có cuộc tiếp xúc với đại diện Ban Thường trực UBMTTQ thành phố, 24 quận, huyện và các tổ chức thành viên UBMTTQ thành phố, để nghe góp ý kiến về kết quả hoạt động của Ðoàn ÐBQH thành phố, chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII.