(HBĐT) - Tôi còn lưu giữ trong tâm ngày 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trận chiến mở màn là chiến dịch Tây Nguyên. Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch cố nắm giữ. Kẻ địch chốt ở đây với một lực lượng mỏng và sơ hở. Do đó, Bộ Chính trị T.ư Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975. Trận then chốt mở màn ở Buôn Ma Thuột ngày 10/3/1975 đã giành thắng lợi. Sau thất bại ở Buôn Ma Thuột, hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn. Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên... Trên đường rút chạy, bị quân ta truy kích tiêu diệt. Đến ngày 24/3/1975, Tây Nguyên rộng lớn hoàn toàn giải phóng.
Nhận thấy thời cơ thuận lợi, Bộ Chính trị quyết định kịp thời là chiến dịch giải phóứng Huế - Đà Nẵng. Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/3, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch, chặn các đường rút lui của chúng, hình thành thế bao vây thành phố. Đúng 10h30’ ngày 25/3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau 26/3, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.
Đà Nẵng, thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ và quân đội Sài Gòn vào thế cô lập. Hơn 10 vạn quân địch bị dồn về đây trở nên hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đấu. Sáng ngày 29/3, quân ta từ ba phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3h chiều giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.
Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị và T.ư Đảng nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam". Từ đó đi đến quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam". Chiến dịch Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh.
17h ngày 26/4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
10h45’ ngày 30/4 xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng thống ngày 28/4 đã tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11h30’ cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 30/4/1975, một mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc Việt Nam, tôi không bao giờ quên ngày ấy, trên các trang báo đều đưa tin Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, trên các phương tiện thông tin, loa đài phát thanh, phát liên tục bài hát: "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng...” của nhạc sĩ Phạm Tuyên, làm náo nức lòng người. Rưng rưng, tự hào, xúc động, nhà thơ Tố Hữu viết:
... "Bác Hồ ơi, toàn thắng về ta
Cả nước anh em đẹp một nhà....
... Một trời êm ả xanh không tưởng
Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ".
Ngày ấy, ngày 30/4/1975, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình vui mừng trào nước mắt, tiếng loa, tiếng trống múa sư tử vang dội các nẻo đường. Thị xã Hòa Bình rực rỡ cờ, hoa, biểu ngữ, người người đổ ra đường cất cao lời ca... “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Người người lớp lớp đổ về sân vận động thị xã mít tinh chào mừng thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Thắng lợi này mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi này: "Mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”(1)
(1) Trích - Đảng Cộng sản Việt Nam, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành T.ư Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB sự thật, H, 1977, trang 5, 6).
Trần Duy Hình
(Nhà 56, tổ 28, P. Đồng Tiến - TPHB)
(HBĐT) - “Không chỉ trong tháng thanh niên, năm nay, các hoạt động tình nguyện diễn ra thường xuyên hơn với nhiều việc làm có ý nghĩa hướng về cơ sở, để trong Năm thanh niên 365 ngày đều là ngày tình nguyện...”, Đồng chí Võ Ngọc Kiên, Bí thư Tỉnh Đoàn chia sẻ.
(HBĐT) - Hội Phụ nữ xã Phú Cường (huyện Tân Lạc) vừa tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2011-2016. Đây là đơn vị được Hội PN huyện Tân Lạc chọn làm đại hội điểm trong toàn huyện
Chiều 14-4, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Xây dựng Xlô-va-ki-a Giu-ra-di Mi-xơ-cốp đang ở thăm Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định sự ủng hộ đối với các doanh nghiệp Xlô-va-ki-a sang tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Chủ tịch nước cho rằng, trên nền tảng quan hệ truyền thống lâu đời, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, các doanh nghiệp Việt Nam và Xlô-va-ki-a sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh tiếp tục chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động chính trị nói chung, Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nói riêng.
Từ chủ trương cho đảng viên làm kinh tế tư nhân (Đại hội lần thứ X của Đảng, tháng 4-2006) đến thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân (DNTN) vào Đảng (Đại hội lần thứ XI của Đảng, tháng 1-2011) là một bước phát triển trong nhận thức về bản chất của Đảng và về chất lượng đảng viên
(HBĐT) - Ngày 14/4, Hội đồng cố vấn (HĐCV) Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh (Hội DNN &V tỉnh) đã họp lần thứ nhất đánh giá kết quả hoạt động của Hội, bàn xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng Cố vấn. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVTư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐCV Hội DNN &V tỉnh; Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội DNN &V Việt Nam; các thành viên HĐCV là lãnh đạo sở, ban, ngành chức năng; ngân hàng và doanh nghiệp trên địa bàn.