(HBĐT)- Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, năm 2011, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, bất thường và được dự báo số lượng tần suất và diễn biến phức tạp hơn so với những năm trước đây. ứng phó với mùa mưa lũ năm nay, ngay từ trung tuần tháng 4, huyện Kỳ Sơn đã lên kế hoạch triển khai các phương án nhằm chủ động trong phòng- chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra với phương châm: chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó, lấy phòng tránh là chính.

 

Ông Nguyễn Văn Khang, Phó ban phòng- chống lũ bão huyện Kỳ Sơn cho biết: Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 2 đợt mưa lốc vào ngày 15/3 và 8/5 làm 1 người chết do bị điện giật, tốc mái, làm hư hỏng hàng chục ngôi nhà, trường học. Đặc biệt, trận mưa lớn kéo dài từ ngày 15- 17/4 đã gây lên tình trạng ngập úng cục bộ ngay trong mùa khô tại cánh đồng xóm Mom, xã Phú Minh. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, chính quyền cơ sở nhanh chóng khắc phục thiệt hại, đối với hộ các hộ bị tốc mái, tùy theo mức độ thiệt hại, huyện có kế hoạch hỗ trợ để các hộ sửa chữa lợp lại mái, riêng diện tích bị ngập úng, huyện đã khẩn trương trích gần 12 triệu đồng từ nguồn ngân PCLB của huyện bơm nước liên trục gần 3 ngày để tiêu úng cho trên 60 ha ruộng, đảm bảo cây trồng phát triển tốt.

 

Với phương châm phòng tránh là chính, ngay từ cuối tháng 3, Ban chỉ huy phòng- chống lụt bão huyện, trực tiếp là phòng NN&PTNT huyện phối hợp với Ban CHQS huyện đã tổ chức kiểm tra, khảo sát các điểm xung yếu như các tuyến đê, bai, hồ, đập, các điểm bị sạt lở, điểm hay bị lốc, lũ quét… tại các xã, thị trấn. Tùy theo thực trạng của từng công trình để lập kế hoạch khắc phục, sửa chữa và có phương án đối phó cụ thể. Đồng thời, huy động nhân dân đóng góp vật tư, vật liệu tại chỗ để sửa chữa ngay các công trình thuỷ lợi, giao thông, dân sinh, trường học, bệnh xá, hành lang đường dây điện. Từng xã, thị trấn chuẩn bị sẵn vật liệu để kịp thời sửa chữa các công trình bị hư hỏng do lũ bão gây ra, nhất là những vùng ven đê, đập, hồ chứa nước cần huy động chuẩn bị sẵn vật tư thiết yếu như: đất, đá, cọc tre, sọt, bao tải phòng khi có sự cố là khắc phục được ngay.

 

Trước mắtT, Ban chỉ huy PCLB – TKCN huyện chỉ thị các xã, thị trấn tăng cường giám sát, kiểm tra các nơi trọng điểm và những nơi có nguy cơ sẽ bị ảnh hưởng của bão, lũ cao. Với các ngành, cơ quan, đơn vị có phương án phòng- chống, bảo vệ an toàn với từng công trình, tổ chức lực lượng xung kích, thực hiện chế độ trực ban trong mùa lũ bão. Thường xuyên kiểm tra các công trình đê, đập, hồ chứa nước, cửa cống, kịp thời phát hiện, xử lý sự cố và xử lý nghiêm khắc những vi phạm pháp lệnh đê điều, pháp lệnh phòng- chống lụt bão. Riêng đối với các xã và thị trấn Kỳ Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều tiết xả lũ hồ Hòa Bình cần xây dựng phương án sơ tán dân, tài sản thật cụ thể, chi tiết trường hợp khi Công ty Thủy điện Hòa Bình xả lũ với lưu lượng lớn vượt 15.000 m3/s mức nước trên báo động 3, các cơ quan, đơn vị, nhân dân tổ chức sơ tán đến nơi an toàn khi có lệnh. Phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, đơn vị, lực lượng vụ trang để có phương án chuẩn bị ứng cứu ngay khi có tình huống xảy ra. Đồng thời phân công trực trong thời gian từ 20/ 4- 30/11/2011, khi có bão ảnh hưởng đến khu vực, các điểm trực 24/24 h trong suốt thời gian mưa bão.

 

Song song với các phương án phòng- chống mưa bão, giảm nhẹ thiên tai, Ban chỉ đạo của huyện còn triển khai tổ chức diễn tập các tình huống có thể xảy ra ở các vùng trọng điểm, thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ để đảm bảo ứng cứu, khắc phục kịp thời, không gây thiệt hại về người và tài sản  cho nhân dân. Mùa mưa đã đến, việc chủ động trong phòng- chống mưa bão, giảm nhẹ thiên tai của Kỳ Sơn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản do mưa lũ gây ra.                                                                                   

 

                                                                                    Hồng Ngọc

 

Các tin khác

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu tại buổi làm việc với BV Hữu nghị Việt - Đức.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè - thu, vụ đông và công tác phòng - chống lụt bão năm 2011

(HBĐT)- Ngày 17/5, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ hè - thu, vụ đông và công tác phòng - chống lụt bão và tìm kiếm kiếm cứu nạn năm 2011. Đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy thăm và kiểm tra công tác bầu cử tại xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn

(HBĐT)- Sáng 17/5, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đảng bộ xã Độc Lập, huyện Kỳ Sơn. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Sở NN& PTNT, Sở KH& ĐT; lãnh đạo Huyện ủy Kỳ Sơn và Công ty CPXD Phương Đông.

Thành phố Hòa Bình chủ động ứng phó lũ bão

(HBĐT)- Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, mùa mưa năm 2011 diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lượng mưa trung bình cả năm đạt khoảng 1.500mm – 1.600mm, có một số cơn bão và áp thấp nhiệt đới kèm mưa to đến rất to, có thể gây ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá ở nhiều khu vực miền Bắc và trên địa bàn tỉnh ta. Để hạn chế thấp nhất về thiệt hại do thiên tai gây ra, thành phố Hòa Bình đã tích cực, chủ động xây dựng phương án phòng - chống lũ bão (PCLB) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN).

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đón và hội đàm; Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Ðộ Mây-ra Cu-ma

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Ðoàn đại biểu Hạ viện Cộng hòa Ấn Ðộ do Bà Mây-ra Cu-ma, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu cùng Phu quân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến 17-5.

Từ Sài Gòn, Bác ra đi tìm đường cứu nước

Cuối năm 1910, Bác Hồ (khi đó là Nguyễn Tất Thành) rời Trường Dục Thanh ở Phan Thiết vào Sài Gòn tiếp tục cuộc hành trình tìm đường cứu nước. Ngày đó phương tiện đi lại còn rất thô sơ. Xe lửa mới chỉ chạy loanh quanh Sài Gòn từ Chợ Cũ đi Tân Định và Chợ Cũ đi Chợ Lớn... Cả Sài Gòn lúc bấy giờ chỉ có chừng 5- 7 chiếc ô tô, vì vậy, 200 cây số từ Phan Thiết vào Sài Gòn, Bác vẫn phải đi bằng thuyền buồm.

Khánh thành mốc đại 635 tại biên giới Việt-Lào

Ngày 16/5, tại Cửa khẩu Quốc gia La Lay (Quảng Trị)-La Lay (Salavan - Lào) đã diễn ra lễ khánh thành mốc Quốc giới - mốc đại 635 giữa biên giới hai nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục