Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc tại Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông.
(HBĐT) - Ngày 20/6, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban quản lý Khu bảo tồn thiên thiên Ngọc Sơn- Ngổ Luông về công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng. Cùng tham gia buổi làm việc có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên các Sở NN&PTNT, Tài chính, KH&ĐT, TN&MT, Công an tỉnh; các huyện Lạc Sơn và Tân Lạc.
Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông được thành lập theo Quyết định số 2714/2004/ QĐ-UBND ngày 28/12/2004 của UBND tỉnh với diện tích tự nhiên hơn 19.254 ha. Trong đó, đất lâm nghiệp là 16.800 ha chia ra: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 12.700 ha, phân khu phục hồi sinh thái 4.100 ha, còn lại là đất nông nghiệp và đất khác nằm trải dài trên 7 xã thuộc 2 huyện Lạc Sơn và Tân Lạc. Từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông đã có nhiều cố gắng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ các loại động, thực vật, bảo vệ nguồn gen thực vật và đa dang hóa sinh học, phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái, góp phần phát triển KT-XH trong vùng.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra dự án trồng cà phê tại xã Tự Do (Lạc Sơn) của Công ty CP Thái Hòa
Mặc dù vậy, Khu BTTN Ngọc Sơn đang đứng trước tình trạng bị xâm hại tài nguyên rừng. 5 năm qua, BQL Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông đã bắt giữ và xử lý 312 vụ vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng, thu nộp ngân sách gần 375 triệu động, tịch thu 64,5 m3 gỗ các loại và 194 xe máy, 27 cưa xăng. Theo thống kê mới đây, Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông còn tồn tại: có tới 26 loại động vật được liệt kê trong sách đỏ thế giới và đang bị đe dọa, 56 loài được xếp vào danh sách các loại bị đe dọa của Việt Nam và có 2 loại đặc hữu là gấu và sơn dương, 667 loại thực vật có mạch thuộc 373 chi của 140 họ đã được ghi nhận. Trong đó có 28 loài được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam và 10 loài trong sách đỏ của thế giới (2008) và 14 loài thực vật đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt, nhiều quần thể trai, nghiến là những loài đang bị đe dọa nghiêm trọng được liệt kê là loài cực kỳ nguy cấp của sách đỏ thế giới.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành chức năng và địa phương đã nêu ra những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý và bảo vệ rừng tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông như: các đối tượng tham gia mua bán, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, chống người thi hành công vụ… và để xuất những biện pháp ngăn chặn tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã ghi nhận những cố gắng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông của lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Khu BTTN đang đứng trước nguy cơ lớn suy giảm tài nguyên rừng. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Giám đốc các sở, ban, ngành chức năng; cấp ủy, chính quyền 2 huyện và các xã nghiêm túc thực hiện các quy định về quản lý Khu BTTN, các nghị định về việc tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; bảo vệ và phát triển rừng… Các lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền cơ sở xây dựng quy chế phối hợp tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm theo pháp luật những hành vi xâm hại tài nguyên rừng trái phép, đặc biệt xử lý nghiêm các đầu nậu buôn bán gỗ, các đối tượng chống người thi hành công vụ, sớm xử lý theo quy định của Nhà nước đối với tài sản đã tịch thu. Huy động cả hệ thống chính trị tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thực toàn dân tham gia bảo vệ rừng. Rà soát quy hoạch rừng, xác định rõ chủ thể quản lý, gắn trách nhiệm của người dân và cơ quan quản lý tham gia quản lý rừng hiệu quả. Đề xuất cơ chế, chính sách tạo sinh kế, cải thiện cuộc sống cho người dân vùng dự án.
Nằm trong chương trình làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra dự án trồng cà phê của Công ty CP Thái Hòa tại xã Tự Do (Lạc Sơn).
Lê Chung
Sau 3 ngày làm việc, ngày 18-6, lớp học tập, quán triệt và triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ TPHCM cho hơn 800 cán bộ TP đã bế mạc.
(HBĐT) - Sau 8 năm, kể từ ngày Bác ra đi tìm đướng cứu nước 5/6/1911, ngày 18/ 6/1919, trước sự áp bức, đô hộ của chế độ thực dân Pháp, lần đầu tiên với bút danh Nguyễn ái Quốc, Người đã viết bài “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” đăng trên Báo Luymanitê (Pháp), bản yêu sách Bác nêu 8 điểm, trong đó, Bác yêu cầu có tự do báo chí, tự do ngôn luận.
(HBĐT) - Từ một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn với phần lớn các gia đình là hộ nghèo. Đến đầu năm 2009, Bình Sơn đã tự tin đứng vào danh sách rút khỏi chương trình 135 và hiện là một trong những xã có sự phát triển đáng kể của huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Đức Hạnh, Phó Bí thư Đảng uỷ xã Lạc Hưng (Yên Thủy) cho biết: Đảng uỷ xã đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển Đảng, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác.
(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011), ngày 17/6, Báo Hòa Bình đã tổ chức gặp mặt cộng tác viên năm 2011. Dự buổi gặp mặt có đại diện Văn phòng Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và gần 40 CTV, TTV tiêu biểu đại diện cho trên 200 CTV, TTV tích cực của báo.
(HBĐT) - Ngày 17/6, Đoàn công tác của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Nguyễn Quốc Cường, UVTƯ Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh ta. Tiếp và làm việc với đoàn, có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; lãnh đạo một số sở, ban, ngành và UBND thành phố Hòa Bình.