Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo vĩ đại, người thầy sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam, luôn quan tâm đến giới báo chí và Hội Nhà báo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo vĩ đại, người thầy sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam, luôn quan tâm đến giới báo chí và Hội Nhà báo.

(HBĐT) - Sau 8 năm, kể từ ngày Bác ra đi tìm đướng cứu nước 5/6/1911, ngày 18/ 6/1919, trước sự áp bức, đô hộ của chế độ thực dân Pháp, lần đầu tiên với bút danh Nguyễn ái Quốc, Người đã viết bài “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” đăng trên Báo Luymanitê (Pháp), bản yêu sách Bác nêu 8 điểm, trong đó, Bác yêu cầu có tự do báo chí, tự do ngôn luận.

 

Ngày 21/6/1925, Bác sáng lập tờ báo Thanh Niên. Báo Thanh Niên ra đời làm công cụ truyền bá tư tưởng Mác - Lênin. Báo Thanh Niên in bằng chữ quốc ngữ trên giấy sáp, riêng tên báo được in cả chữ Hán và chữ Việt. Báo Thanh Niên ra được 208 số. 88 số đầu tập trung giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy chí căm thù của nhân dân ta với đế quốc, phong kiến và tay sai.

 

Báo Thanh Niên ra đời do Nguyễn ái Quốc làm chủ bút - Bác vừa viết bài, vừa làm chủ nhiệm, giữ quỹ, phát hành. Bằng nhiều con đường, Báo Thanh Niên đã được bí mật chuyển về nước và đã được nhân dân yêu nước hăng hái tìm đọc. Báo Thanh Niên được bí mật chuyền tay nhau, trở thành luồng tư tưởng, mạch nước ngầm lan tỏa trong nhân dân ta.

 

Từ bài báo đầu tiên   Bác viết ngày 18/6/1919   “8 yêu sách của nhân dân Việt Nam” đến bài báo  cuối cùng “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên Báo Nhân Dân số 5520 ra ngày 1/6/1969, tổng cộng Bác đã viết 1.524 bài với 53 bút danh khác nhau. Thế là tròn 50 năm Bác viết báo, làm báo.

 

Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, tháng 2/1941, Bác về nước. Trên mảnh đất Cao Bằng, Bác sáng lập ra tờ báo Việt Nam Độc Lập, Bác đã viết rất nhiều bài, Bác vẽ cả tranh, Bác viết diễn ca lịch sử, địa lý để cho nhân dân đọc dễ hiểu, dễ nhớ. Báo Việt Nam Độc Lập ra đời trong thời kỳ đầu của cách mạng, Bác viết nhằm động viên lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của hơn 20 triệu đồng bào, khơi dậy trong nhân dân, trong đồng bào dân tộc lòng căm thù giặc. Bác Hồ không những là vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, nhân dân ta mà còn là người đặt nền móng xây dựng nền sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam. Ngày 16/9/1959, trong bài nói chuyện tại đại hội lần thứ hai  Hội Nhà báo Việt Nam giữa thủ đô Hà Nội với tình cảm tin cậy, cởi mở, Bác đã kể lại cuộc đời viết báo, làm báo của mình. Bác nói rằng, Bác là người có nhiều duyên nợ với báo chí.

 

Sau cách mạng Tháng 8/1945, nhất là sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trở về thủ đô Hà Nội, Bác vẫn tiếp tục viết báo, viết sách cho các tờ báo, cho các nhà xuất bản trong nước và nước ngoài. Chỉ riêng sách được xuất bản ở nhà xuất bản Sự Thật tính đến tháng 9/1969 đã lên tới gần 80 tác phẩm với hàng chục bút danh khác nhau. Thấy Bác viết báo, viết sách nhiều, có người ngỏ ý muốn tìm hiểu khoản tiền nhuận bút mà Bác viết. Đồng chí Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác đã cho biết số tiền nhuận bút Bác viết báo, Bác giao cho một đồng chí nhận về giữ. Tết đến năm nào Bác cũng trích tiền nhuận bút gửi về quê biếu các bậc cao niên trong họ tộc, gửi trại trẻ mồ côi, gửi cho các cháu học sinh miền Nam, gửi bộ đội phòng không trực chiến mua nước uống giải khát...

 

Trên thế giới ít có những người như Bác Hồ vừa là người sáng lập Đảng, Nhà nước, vừa là người sáng lập ra nền báo chí cách mạng của đất nước. Từ thực tiễn 50 năm viết báo, làm báo, Bác đã nêu lên những lời dạy cho thế hệ những người làm báo một cách ngắn gọn về nhiệm vụ của báo chí “Phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”, về vai trò của báo chí, Bác nhấn mạnh “có một địa vị rất quan trọng trong dư luận” ở trong nước và trên thế giới. Đối với người làm báo, Bác cho rằng: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng” (1).

 

Bác Hồ đã triệt để sử dụng báo chí, coi đó là vũ khí sắc bén của cách mạng. Bác đã trực tiếp viết báo, làm báo, vẽ tranh cổ động, chụp ảnh để tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin thắp sáng lòng yêu nước và lan tỏa lý tưởng cách mạng của Đảng tới đông đảo giai cấp cần lao.

 

Những điều tổng kết quý báu của Bác về tư tưởng và phong cách làm báo cách mạng được hình thành, hoàn chỉnh thực tiễn phong phú và sôi động để các thế hệ nhà báo học tập, làm theo.

 

Kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, báo chí chúng ta ngày nay rất phong phú, nhiều loại hình. Báo chí đã thực sự là tiếng nói chính thống của Đảng đến với dân, là cầu nối giữa dân với Đảng, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, nhân dân.

 

Vì lẽ đó, tờ báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử ở tỉnh ta đã trở thành nơi gửi gắm, nơi thỉnh cầu của nhân dân các dân tộc đến với cấp ủy, chính quyền.

 

(1) Xã luận Nhân Dân hàng tháng - tháng 6/2007.

 

                                                                                   Văn Song (TTTV)

 

Các tin khác


Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Nghiên cứu, rà soát các quy định bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ

Thảo luận tổ chiều 24/5 về dự thảo Luật Cảnh vệ, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cơ bản đồng tình với nội dung của 2 dự thảo luật. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị: Ban soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, rà soát các quy định trong dự thảo Luật bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục