Nhờ áp dụng KHKT vào sản xuất, năng suất cây trồng của huyện Kim Bôi không ngừng được tăng cao. Trong ảnh: Nông dân xã Tú Sơn được mùa ngô.
(HBĐT) - Những ngày thu tháng tám lịch sử, chúng tôi về thăm lại Mường Động Anh hùng. Đi đâu cũng bắt gặp cờ hoa rực rỡ, không khí náo nức chào mừng ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, được thể hiện rõ trong từng thôn, xóm và trên khuôn mặt của những người dân nơi đây.
Gặp gỡ chuyện trò với các vị cao niên, được biết, trong thời kỳ cách mạng tháng 8/1945, huyện Kim Bôi lúc đó thuộc 3 tổng của châu Lương Sơn là Thanh Nông, Kim Bôi và Tú Sơn. Do bị bọn phong kiến, lang, đạo bưng bít, kiềm tỏa chặt chẽ nên cuộc đời của hàng ngàn bà con luôn một nắng hai sương, thân phận làm tôi tớ, nô lệ. Dưới sự lãnh đạo của lực lượng cách mạng, nhân dân Kim Bôi đã vùng lên giành tự do. Khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 ở các xã trên địa bàn Kim Bôi diễn ra thuận lợi. Kẻ thù nhanh chóng đầu hàng, chính quyền cách mạng đại diện cho nhân dân lao động được lập ra. Đây là dấu mốc quan trọng, là cuộc đổi đời chưa từng có với người dân Kim Bôi. Mặc dù lúc này còn chung huyện Lương Sơn, Đảng bộ Kim Bôi chưa ra đời nhưng khí thế cách mạng của quần chúng lao động ở khắp nơi trong huyện đã khẳng định tinh thần kiên quyết đấu tranh xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến. Sau khi thành lập chính quyền cách mạng, nhân dân các dân tộc khắp nơi trong huyện phấn khởi bắt tay vào xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, kiên cường bảo vệ thành quả cách mạng vừa giành được.
Phát huy truyền thống anh hùng, cuộc sống người dân Mường Động hôm nay đã có nhiều đổi thay rõ rệt. Toàn huyện đã có trên 21.000 hộ gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 87%. Với định hướng phát triển được cụ thể hóa bằng các nghị quyết chuyên đề trong từng lĩnh vực đã tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào phát triển kinh tế trong toàn huyện. Các cấp, ngành vào cuộc cùng sự đồng thuận của nhân dân đưa nghị quyết vào cuộc sống đã tạo diện mạo mới cho bộ mặt KT -XH của huyện. Trong SXNN thực hiện chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các nghị quyết chuyên đề về dồn điền, đổi thửa; trồng cỏ nuôi trâu, bò; trồng rừng, cây ăn quả từng bước được triển khai. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được duy trì, chú trọng đầu tư như: mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, dưa chuột. Công tác trồng rừng, QL&BVR dần được xã hội hóa. CN -TTCN, thương mại, dịch vụ, du lịch được chú trọng phát triển. Huyện đã quy hoạch các cụm CN, xúc tiến mời gọi đầu tư. Một số điểm du lịch được đầu tư mở rộng, nâng cấp thu hút khách đến tham quan, nghỉ dưỡng như: khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, thác Mặt trời - xã Kim Tiến, điểm Resort - xã Vĩnh Tiến... Trong 5 năm qua (2005-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện bình quân đạt 10,4%. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp còn 44,4%, tỷ trọng TTCN -XD tăng lên 20,5%, du lịch, dịch vụ đạt 35,1%. Bên cạnh đó, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục không ngừng được quan tâm, chăm lo. Toàn huyện hiện có 12 trường, 13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Nhờ đó, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng tăng lên. Thu nhập bình quân của huyện đạt trên 8, 2 triệu đồng/người/ năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 23%.
Đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Đảng bộ và nhân dân huyện Kim Bôi đã và đang phấn đấu không ngừng trong phát triển KT -VH-XH, củng cố, giữ vững QP -AN, xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Tiếp nối truyền thống anh hùng quyết tâm xây dựng quê hương Mường Động ngày càng giàu đẹp.
Đinh Thắng
Chiều 19-8, tại Hà Nội, Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao đã tổ chức hội nghị Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước (BCĐNN) thực hiện Kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào và tổng kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 631/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào.
(HBĐT) - Ngày 19/8, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2011. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì.
(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Văn Bích, Phó Bí thư TT Đảng uỷ thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) cho biết: Đảng bộ thị trấn hiện có 652 đảng viên, sinh hoạt ở 26 chi bộ. Trong đó có 16 chi bộ tiểu khu, 3 chi bộ xóm nông nghiệp, 6 chi bộ trường học, 1 chi bộ cơ quan thị trấn. Đảng bộ luôn coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả của cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và chú trọng xây dựng Đảng trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức để giữ vững danh hiệu TS-VM trong nhiều năm liền.
(HBĐT) - 66 năm đã trôi qua nhưng cứ đến những ngày mùa thu tháng 8, trên khắp các ngả đường của TPHB lại rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu để khơi dậy trong lòng mỗi người dân niềm tự hào về một mốc son lịch sử chói lọi: ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, người dân Việt Nam nói chung và người dân Hòa Bình nói riêng đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, phong kiến, đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Đó là vào giữa tháng 8/1945, sau khi nhận được tin phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh tại chiến tranh thế giới thứ II, T.ư Đảng họp hội nghị toàn quốc và Đại hội quốc dân tại Tân Trào đã chớp thời cơ phát lệnh tổng khởi nghĩa. Lệnh khởi nghĩa truyền
(HBĐT) - Con đường từ QL6 lên xã Yên Thượng (Cao Phong) đã cơ bản hoàn thành. Chỉ còn một vài chỗ đơn vị thi công đang hoàn thiện nốt để sớm đưa vào sử dụng.
Đại sứ Indonesia ở Việt Nam cho biết, phía Indonesia đang hướng tới cuộc tuần tra chung lần thứ tư cùng lực lượng hải quân Việt Nam trên một phần của Biển Đông.