(HBĐT) - Sáng ngày 22/8/1945, Bác Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Giữa bao công việc bề bộn, trong tay lại không có một tài liệu gì thế mà Bác đã viết nên bản Tuyên ngôn độc lập, áng văn lập quốc nổi tiếng.
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Bác trích dẫn hai bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp vì Bác luôn gắn liền cách mạng của nhân dân Việt Nam với những cuộc cách mạng tiến bộ của thế giới và khẳng định rằng Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam cũng là một cột mốc cho sự phát triển của lịch sử giải phóng con người. Cũng có thể, với tầm nhìn xa và sự nhạy cảm chính trị của mình, Bác Hồ đã nhận thấy những thế lực sẽ đương đầu với nền độc lập của Việt Nam là ai và Người đã trích dẫn ngay những lý lẽ không thể chối cãi được của chính họ. Song, một điều kỳ diệu, bản Tuyên ngôn nổi tiếng ấy của Việt Nam lại được Bác Hồ viết ở gác hai số nhà 48, Hàng Ngang của một nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Với sự nghiệp chính nghĩa và uy tín của Bác Hồ đã quy tụ, thu hút hàng chục triệu nhân dân lao động mà còn được sự ủng hộ của tất cả các tầng lớp xã hội, tôn giáo. Cách mạng tháng Tám đúng là ngày hội của quần chúng và chỉ chưa đầy nửa tháng, chính quyền cả nước đã về tay nhân dân trên một đất nước dài hàng nghìn cây số.
Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện chính trị quan trọng, một bản hùng ca, một hành trang tinh thần của cả một dân tộc mà Bác Hồ đã viết trong những ngày bộn bề, nước sôi lửa bỏng một cách khúc triết, cô đọng với 1.025 từ.
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Bác bắt đầu bằng lời khẳng định một nguyên lý cơ bản: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”. Đó là những lẽ phải hùng hồn không ai có thể chối cãi được.
Bản Tuyên ngôn độc lập cũng đã dành một phần lớn để nói lên quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân ta chống thực dân Pháp cho tới Cách mạng Tháng Tám, nêu lên tội ác của chúng và bản Tuyên ngôn kết luận: “Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ và lập nên chế độ dân chủ cộng hòa”.
Lịch sử đã sang trang, một kỷ nguyên mới bắt đầu. Nhà nước mới ra đời - Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và cuối cùng bản Tuyên ngôn độc lập kết thúc bằng lời khẳng định mạnh mẽ sáng ngời chân lý:
“Nước Việt
Ngày 2/9/1945, cách đây vừa tròn 66 năm tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới - một nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời - một chính thể dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam á.
Bản Tuyên ngôn được Bác Hồ viết trong những ngày cuối tháng 8/1945 là một văn kiện lịch sử quan trọng nói lên quá trình đấu tranh cách mạng và quyết tâm của một dân tộc sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Một văn kiện có ý nghĩa quốc tế, tuyên bố chấm dứt chế độ nô lệ hơn 80 năm của thực dân Pháp và hàng ngàn năm áp bức của vua quan phong kiến đã bị lật đổ. Một thời đại mới, một thời đại mà nhân dân Việt
Bản Tuyên ngôn được Bác Hồ viết chỉ với 1.025 từ song với ánh sáng trí tuệ và văn phong giản dị, khúc triết cùng với tình cảm cách mạng mãnh liệt của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nên bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng. Đọc Tuyên ngôn độc lập, chúng ta nghe đây là một chân lý vĩnh hằng hợp với lẽ trời và lòng người.
Kỷ niệm 66 năm Quốc khánh 2/9, cả dân tộc ta tự hào về Người, càng nhớ ơn Người, một con người “mong manh áo vải, hồn muôn trượng” (như nhà thơ Tố Hữu ca ngợi) đã cống hiến cả cuộc đời cho dân, cho nước.
Quảng trường Ba Đình vẫn mãi lung linh hình ảnh Người, nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, nay là nơi đồng bào cả nước, nhân loại thế giới đến chào Người.
Văn Song (T.T.V)
(HBĐT) - Cùng với Đảng bộ và nhân dân các địa phương trong tỉnh sôi nổi hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, đội ngũ CB, PV-BTV cơ quan báo Đảng tỉnh tự hào ôn lại chặng đường 49 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành được đánh dấu bằng sự kiện Báo Hòa Bình ra số đầu tiên (2/9/1962), một dấu ấn quan trọng trong quá trình trưởng thành, phát triển của công tác tư tưởng nói chung và sự nghiệp báo chí cách mạng của tỉnh nhà nói riêng.
(HBĐT) - Kỷ niệm 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày 1/9, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dẫn đầu đã đến thăm và tặng quà Đảng bộ, chính quyền nhân dân chiến khu Thạch Yên – Cao Phong (nay là hai xã Yên Thượng và Tân Phong). Tham gia đoàn công tác có đại diện các sở, ban, ngành, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Qua một tháng tích cực chỉ đạo, triển khai, đến ngày 30/8, toàn Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh đã hoàn thành kế hoạch nghiên cứu, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI với 63/63 (100%) các chi bộ, đảng bộ cơ sở.
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 66 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, ngày 1/9, đoàn đại biểu lãnh đạo chủ chốt tỉnh do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ dẫn đầu đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghĩa trang liệt sĩ chiến dịch Hoà Bình. Dự lễ dâng hương có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, thành phố Hòa Bình và Đảng ủy, Ban giám đốc, công đoàn Công ty Thủy điện Hòa Bình.
Sáng 30-8, thăm và làm việc với cán bộ chủ chốt của Tòa án nhân dân tối cao, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định: hoạt động của ngành Tòa án đã có những đổi mới, đồng bộ, tạo được kết quả rõ rệt trong công tác xét xử, xây dựng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất.
Ðề ra kế hoạch cụ thể cho từng năm; phân công Tỉnh ủy viên phụ trách xã; cử thành viên ban chỉ đạo theo dõi giúp đỡ từng hộ gia đình xây dựng phương án làm ăn, phát triển kinh tế,... Từ những biện pháp đồng bộ đó đã giúp các hộ thoát nghèo bền vững, đó là cách xóa đói, giảm nghèo ở Tuyên Quang, vùng quê giàu truyền thống cách mạng.