Mía là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở Thung Rếch (Tú Sơn - Kim Bôi). ảnh: N.V

Mía là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở Thung Rếch (Tú Sơn - Kim Bôi). ảnh: N.V

(HBĐT) - Đã nhiều lần biết đến sự duyên dáng của Thung Rếch - con đường tình yêu qua những lời hát mượt mà nhưng có dịp theo con đường rải nhựa uốn lượn quanh các sườn núi từ trường tiểu học xã Tú Sơn lên bản Thung Dao - cửa ngõ vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) mới thấy hết sự thú vị của vùng đất này. Những nương ngô bạt ngàn đã vào kỳ chắc hạt chờ tay người thu hoạch trải dài từ chân núi tiến sát tận mép đường. Cạnh đó là những bãi mía ngút ngàn như tấm thảm nhung mềm mại.

 

Suốt dọc hai bên đường, lác đác những cây đào phai đã chúm chím nụ hồng nhạt. Trong sắc nắng hanh vàng của đất trời vừa độ chớm xuân, Thung Dao hiện lên như một bức tranh quê núi  đẹp êm đềm mà bất cứ ai mới đến lần đầu đều cảm thấy gần gũi, bình yên. 

Người đầu tiên mà chúng tôi tìm gặp là già làng Triệu Phúc Thành. Phải cuốc bộ ra tận nương ngô chúng tôi mới gặp được già. Nói là cuốc bộ chứ đường lên nương hoàn toàn có thể đi bằng xe máy. Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng già Thành vẫn cùng Trưởng bản Phùng Sinh Toàn và hàng chục người dân đi mở rộng đường để ô tô có thể dễ dàng vào tận nơi chở nông sản. Bên ấm nước lá nghi ngút cạnh đống ngô vừa thu hoạch cao quá đầu người, Trưởng bản Toàn hồ hởi kể: Ngô năm nay chắc hạt, gia đình có 3 ha, thầu thêm 3 ha nữa để trồng mía. Mỗi năm thu 200 tấn mía nguyên liệu, 30 tấn ngô và 40-50 triệu đồng tiền bán mía tím, tổng cộng khoảng 200 triệu đồng. Không ít hộ trong bản cũng có thu nhập khá như các gia đình Triệu Văn Bình, Triệu Văn Quý, Dương Tài Liên... Bản thân già Thành có 4 con thì 3 con mua được xe ô tô tải vừa phục vụ chở ngô, mía của gia đình, vừa làm dịch vụ chở hàng cho bà con trong vùng. Thấy trưởng bản nói vậy, già Thành tiếp lời: Trước đây, bước chân người Dao cứ đi hết ngọn núi này đến ngọn núi khác đốt nương làm rẫy theo kiểu chọc lỗ tra hạt. Quanh năm đầu tắt, mặt tối, chồn chân, mỏi gối mà vẫn phải đào củ nâu, củ vớn ăn trừ bữa, trẻ con không biết đến cái chữ. Từ năm 1966, nghe theo Đảng, Nhà nước, nhiều hộ người Dao từ Suối Cuông, Trẹo, Thượng Tiến, Đú Sáng... về Thung Rếch định canh, định cư. Ban đầu cuộc sống khó khăn, không ít người đã bỏ đi nơi khác, chỉ còn 13 hộ bám trụ lại. Được cán bộ tỉnh, huyện, xã hướng dẫn áp dụng KH -KT vào sản xuất theo kiểu cầm tay chỉ việc, đặc biệt từ khi con đường lên vùng Thung được rải nhựa, cuộc sống người Dao đã có nhiều khởi sắc. Nhiều người đã từng bỏ đi nay muốn quay trở lại. Hiện nay, xóm có 47 hộ, 225 nhân khẩu với gần 90 ha đất canh tác, cây chủ lực được xác định là ngô, mía. Nói như Trưởng bản Toàn phải đạt được hai chữ “hàng hóa” mới khá được. Người Dao bây giờ khá nhanh nhạy với thị trường nên biết đưa các giống ngô lai NK67, NK54, AG59 vào trồng và chăm sóc, năng suất trung bình đạt 60 tạ /ha. Thung Dao nói riêng và cả vùng Thung Rếch nói chung được coi là đặc khu mía nguyên liệu của Công ty CP mía đường Hòa Bình với năng suất đạt 60 tấn /ha. Việc làm đất bằng cày, cuốc, con trâu đã được thay thế bằng máy móc, đến nay, cả bản đã có 10 máy cày, trong đó 6 máy do Nhà nước hỗ trợ. Xây nhà tầng, mua xe máy, tivi, tủ lạnh không còn là điều khó đối với đồng bào Dao nơi đây. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của bản đạt 12 triệu đồng, dân bản đã đóng góp trên 200 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng.

 

Dẫn chúng tôi đi thăm nhà văn hóa, Bí thư Chi bộ Dương Tài Dũng phấn khởi khoe: Khấm khá rồi! Tất cả lũ trẻ trong bản đều được tiêm chủng đúng quy định. ở đây còn có chi trường mầm non, tiểu học, THCS và cả trạm y tế nữa. Các nhu yếu phẩm đều có thể mua ngay tại chỗ. Bản không có người sinh con thứ ba, 3 năm liên tục đạt KDC tiên tiến. Người Dao mình mấy năm nay ăn Tết to hơn, vui hơn. Người Dao ăn Tết bắt đầu từ ngày 15 tháng Chạp. Đó là ngày mà cả bản tập trung tại nhà già làng thịt lợn, làm bánh dày để tổng kết việc làng trong một năm. Sau đó, các gia đình thay nhau đăng ký làm Tết mời cán bộ bản đến dự cũng coi như tổng kết việc gia đình cả năm.

 

Đến thăm gia đình già làng Triệu Phúc Thành đã thấy vợ và con dâu chuẩn bị gạo nếp để đồ xôi làm bánh dày. Vợ già tâm sự: Ngoài tổ chức lễ cho cả bản, gia đình già hàng năm còn tổ chức bữa cơm đại gia đình, thường là một con lợn 30 kg, 2 con gà và 20 kg gạo nếp. Bánh dày là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết để cúng tổ tiên. Sáng ngày mồng 1, cả bản kéo đến chúc tụng nhà già làng trước rồi cùng đi chúc Tết các gia đình trong bản. Thực hiện nếp sống văn hóa mới, các hủ tục lạc hậu, tốn kém, những nghi lễ rườm rà không cần thiết đã được đồng bào loại bỏ.

 

Chia tay chúng tôi, già Thành hẹn ngày quay trở lại Thung Dao ăn Tết và cùng chung vui đêm    văn nghệ, thi đấu bóng chuyền   vào ngày mồng 3 Tết.

 

 

                                                           Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Tiếp tục trình Quốc hội thảo luận hai phương án rút bảo hiểm một lần

Sáng 27/5, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Quản lý, sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, tránh thất thoát, lãng phí

Hôm nay 25/5, ngày làm việc thứ 6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã phát biểu đóng góp ý kiến. Báo Hòa Bình giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí trong các dự án quan trọng quốc gia

Đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá, các chính sách tại Nghị quyết số 43 là kịp thời, hợp lòng dân song vẫn còn tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện.

Giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo: Phát huy vai trò người đứng đầu giải quyết thấu đáo việc liên quan đến người dân

Với phương châm, quan điểm lãnh đạo xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự "vì nhân dân phục vụ”; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) có phong cách làm việc "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”... thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn chú trọng giải quyết thấu đáo các vấn đề liên quan đến người dân, nhất là công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân.

Huyện Cao Phong đưa việc học tập và làm theo Bác đi vào thực chất

Đồng chí Nguyễn Quang Hưng, Phó Bí thư TT Huyện ủy Cao Phong cho biết: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo (HT<) tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị (Kết luận số 01-KL/TW) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Huyện ủy Cao Phong đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc Kết luận số 01 và thực hiện chuyên đề toàn khóa, chuyên đề hàng năm gắn với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XII) và Kết luận số 21, ngày 25/10/2021 của BCH T.Ư Đảng (khóa XIII) về "đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương… Trong đó chú trọng đưa nội dung HT< tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; lựa chọn nội dung trọng tâm, đột phá, những vấn đề bức xúc, nổi cộm của địa phương, đơn vị để lãnh đạo thực hiện, tránh qua loa, hình thức ở cơ sở...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục