Một góc bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu).

Một góc bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu).

(HBĐT) - Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn, chúng tôi có dịp về thăm lại bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện mai Châu. Trong tiết trời se lạnh cùng cơn mưa phùn lất phất, có lẽ niềm vui lớn nhất đó là được chứng kiến đời sống đồng bào vùng cao đang ngày càng khởi sắc. Tết này, bà con trong bản ăn Tết đầm ấm, hạnh phúc hơn. Những tia nắng ấm áp của mùa xuân, sức xuân đang tràn ngập trên các đường làng, ngõ xóm của bản người Thái.

 

Trong rộn rã lời ca, điệu nhạc, già, trẻ, gái, trai đang hoà mình trong niềm vui nhộn nhịp chuẩn bị đón xuân sang, trưởng bản Hà Bình Dương hào hứng chia sẻ: Được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, cơ sở vật chất và đời sống văn hoá, tinh thần của bà con ngày càng được cải thiện, ổn định hơn. Cả bản có 74 hộ, trong đó có 98% là người dân tộc Thái với 4 dòng họ là Hà, Khà, Vì và Lộc. Trước đây, người dân trong bản chỉ sống dựa vào nghề trồng lúa nương và dệt thổ cẩm. Nhưng từ khi được địa phương cho khai thác du lịch, cũng từ đó, bản Pom Coọng trở thành điểm du lịch phong phú, hấp dẫn với văn hoá truyền thống giàu bản sắc của dân tộc.

 

Ghé thăm gia đình chị Hà Thị Thiên , không khí xuân như tràn ngập khắp căn nhà sàn rộng hơn 30 m­­­­­­2­­. Lá cờ đỏ năm cánh sao vàng tung bay trước gió. Bàn thờ được trang hoàng lộng lẫy, đèn nhấp nháy, bình hoa hồng tươi khoe sắc. Mùi thơm ngào ngạt của men rượu đang nấu trên bếp lửa đỏ hồng. Chị đang khéo léo nặn từng chiếc bánh. Bánh tết của người Thái có nhiều loại: bánh chưng vuông, tròn, dài và thổi cơm theo 3 màu khác nhau là trắng, đỏ, tím. Chị cho biết: Trong ngày tết cổ truyền, đối với các gia đình, thường tối 28 và 29 tết là gói bánh chưng thì người Thái cũng vậy nhưng có một điều khác biệt trong bánh chưng của người Thái là không có nhân đậu xanh. Quan niệm hương vị của tết trong bánh chưng chủ yếu thể hiện ở hương vị lá dong và đó cũng là chủ thể để dâng lên, báo cáo với tổ tiên những thành quả đã đạt được trong năm vừa qua…

 

Không khí đón xuân mới ở bản Pom Coọng cũng thật rộn ràng, đầm ấm. Ông Khà Văn Vương, Bí thư chi bộ bản cho biết: bản Pom Coọng hiện có 74 hộ với hơn 300 nhân khẩu. Trước đây, người dân chủ yếu là làm nông nghiệp, đời sống gặp không ít khó khăn. Dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, người dân trong bản đã biết áp dụng KHKT để chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ. Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều hộ đã đã mở mang các ngành nghề như: du lịch, dịch vụ ăn uống, vận tải… và đã khôi phục được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, góp phần tăng thu nhập. Nhờ đó, từ một vùng đất kinh tế còn rất khó khăn, đến nay, người dân đã có cuộc sống khấm khá hơn, hiện trong bản chỉ còn 5 hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 16 triệu đồng/năm, số hộ đạt gia đình văn hoá 39/74 hộ; nhân dân trong bản luôn đoàn kết, thực hiện tốt các quy định xây dựng nếp sống văn hoá, giữ gìn ANTT, đấu tranh bài trừ các loại tệ nạn, hủ tục lạc hậu, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở KDC.

 

Đến nay, du lịch bản Pom Coọng đang được phát triển mạnh, tạo điều kiện để du khách được tận hưởng cuộc sống dân dã và tham gia sinh hoạt văn hoá cùng cộng đồng dân tộc. Theo đánh giá của Phòng VH-TT huyện Mai Châu, hơn 80% du khách quốc tế đến Mai Châu đều có nhu cầu tới thăm các bản làng của dân tộc địa phương. Ngoài việc thu nhập được nâng cao, khi tham gia làm du lịch, người dân đã có ý thức gìn giữ, duy trì và bảo tồn những nét đẹp truyền thống, nếp sinh hoạt của dân tộc mình để giới thiệu với du khách…

 

Chia tay bản Pom Coọng giữa tiết trời mùa xuân vùng cao, xuân của ước vọng và niềm tin. Với niềm hân hoan, phấn khởi khi mọi nhà chào đón xuân mới với sự đoàn tụ của gia đình, họ tộc cùng nhiều nguồn vui mới khi đời sống, kinh tế đã có phần no đủ, một năm lao động đã đem đến Pom Coọng những thành quả như hôm nay. Mọi nhà sung túc, năm mới vui tươi, mùa xuân chính là mùa của những niềm tin, tình yêu và hạnh phúc.

 

                                                                                       Hoàng Huy

 

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục