Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH”, KDC xóm Bao, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) không có TNXH. Trong ảnh: Nhân dân xóm Bao tổ chức văn nghệ trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
(HBĐT) - Xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân vận trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, Huyện ủy Đà Bắc đã ban hành QĐ 109 về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. BCH, BTV Huyện ủy đã bám sát NQ của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII để lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân vận cho phù hợp với tình hình địa phương.
Trên nguyên tắc công tác dân vận là của cả hệ thống chính trị, năm 2011, Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Dân vận thực hiện các chương trình phối hợp với Công an huyện về dân vận trong lực lượng công an; phối hợp giữa Ban CHQS huyện với 6 tổ chức CT-XH; phối hợp với phòng Dân tộc, Nội vụ, Công thương, NN&PTNT về công tác dân tộc, tôn giáo, Luật Giao thông, phát triển giao thông, vận động nhân dân thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo phong trào Dân vận khéo; xây dựng kế hoạch hoạt động, kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh 34 và Nghị định 71 về thực hiện QCDC xã, thị trấn, trong cơ quan HCNN. Bên cạnh đó, tăng cường đi cơ sở nắm tình hình nhân dân, theo dõi các vấn đề liên quan đến công tác vận động quần chúng để có giải pháp chỉ đạo sát thực.
Bà Phùng Thị Nụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Đà Bắc cho biết: Dưới dự lãnh đạo của Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể đã có sự phối hợp, thống nhất trong công tác vận động, đưa đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân. Để tạo niềm tin cho người dân, trước hết cán bộ phải là những người tiên phong, gương mẫu thực hiện. Cùng với đó, đặt công tác tuyên truyền lên hàng đầu và coi đây là việc làm thường xuyên, lâu dài. Trong tuyên truyền chú trọng cách truyền đạt ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu. Ngoài ra, huyện luôn biết dựa vào những người có uy tín như già làng, trưởng bản là những người luôn gương mẫu trong các phong trào. Việc làm, lời nói của họ có tác động lớn trong việc tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, tập quán cũng như cung cách làm ăn. Trên các lĩnh vực, huyện đều xây dựng được mô hình Dân vận khéo. Mô hình này được triển khai rộng rãi đến tất cả 20 xã, thị trấn. Đến nay đã có 16 xã, thị trấn đăng ký thực hiện 55 mô hình trên lĩnh vực KT-XH, AN-QP, XDĐ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể. Qua đánh giá, nhiều mô hình phù hợp với địa phương, khẳng định được hiệu quả thực tiễn và đều gắn với các hoạt động cộng đồng, chương trình phát triển KT-XH ở KDC. Tiêu biểu là các mô hình có tính hoạt động cộng đồng cao như Khu dân cư tự quản; mô hình hoạt động chuyên đề như “Làng không có TNXH”, “Làng không có con em bỏ học” và các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững, phát triển ngành thủy sản vùng hồ sông Đà theo Nghị quyết 03 và 08 của huyện...
Ông Lê Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Tân Pheo cho biết: Nhờ thực hiện mô hình “Làng không có con em bỏ học”, sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng không còn xảy ra nhiều như trước. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và trung cấp chuyên nghiệp chiếm 52,7%. Năm 2011, xã tiếp tục có 3 em thi đỗ vào các trường trung cấp, CĐ, ĐH.
Công tác dân vận của Đảng được thực hiện tốt đã góp phần đưa NQ của Đảng vào cuộc sống. thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác trọng tâm của Đảng bộ huyện. Trong năm 2011, phải kể đến việc thực hiện tốt các chương trình, dự án của Chính phủ về các chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; NQ 11 về những giải pháp kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tuyên truyền vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế, ổn định vùng sản xuất nông sản hàng hóa; đẩy mạnh phát triển CN, TTCN, dịch vụ, du lịch; thực hiện đề án xây dựng NTM theo kế hoạch... Nhờ đó, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 39.376 tấn. Huyện trồng mới 1.242,5 ha rừng. Sự nghiệp giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng với 10 trường đạt chuẩn quốc gia. QP-AN được giữ vững, tình hình ANCT-TTATXH ổn định, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền các cấp. Ban Dân vận Huyện ủy xếp thứ nhì trong công tác dân vận của tỉnh.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Ngày 9/3, Đoàn giám sát Ban Dân nguyện của Quốc hội do đồng chí Nguyễn Đức Hiền, Trưởng ban làm Trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh ta về việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cùng các đồng chí trong Thường trực HĐND, Đoàn ĐBQH tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương.
(HBĐT) - Ngày 9/3, Ban CHQS thành phố HB phối hợp với MTTQ thành phố đã tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình nghèo xã Yên Mông.
(HBĐT) - Hội người cao tuổi tỉnh vừa tổ chức hội nghị gặp mặt đầu xuân và kí kết giao ước thi đua giữa 11 Ban đại diện Hội Người cao tuổi các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi với dân số xấp xỉ 80 vạn người, trong đó phụ nữ chiếm trên 50%. Phụ nữ có mặt và giữ nhiều vị trí quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực KT -CT-XH. Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh luôn chú trọng thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 nhiệm vụ trọng tâm, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT -XH ở địa phương.
(HBĐT) - Bà Phạm Thị Thanh, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Lạc Thủy cho biết: Năm 2011, Hội PN Lạc Thủy được Hội LHPN tỉnh bình chọn là đơn vị lá cờ đầu. Để đạt được kết quả này, Hội PN Lạc Thủy đã cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí thi đua phù hợp; tăng cường công tác kiểm tra gắn liền với động viên khen thưởng và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Hội.
(HBĐT) - Kể từ giữa tháng 2, một số mặt hàng tiêu dùng có sức mua lớn trên thị trường tỉnh đã tăng giá. Nếu ở nhóm hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, giá có xu hướng tăng nhẹ thì nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng và ăn uống ngoài gia đình lại có chỉ số tăng khá cao do biến động tăng giá của mặt hàng điện, gas và mới đây là nhiên liệu xăng, dầu.