Những người CCB của thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ trong thi đua lao động sản xuất, xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Gặp lại nhau trong những ngày tháng 4 lịch sử, trong không khí vui tươi, hào hứng của các hoạt động kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), CCB Nguyễn Xuân Trường và Nguyễn Ngọc Sơn ở phố Thống Nhất, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) lại rưng rưng xúc động. Câu chuyện về cuộc gặp gỡ của 2 người lính trên đường Nam tiến cách đây tròn 40 năm lại trở về thật gần.
Trên đường “Nam tiến”, năm 1972, tôi và Sơn gặp nhau ở Quảng Trị. Thời chiến, trên những con đường dài, sống, chết, ngày mai không biết ra sao... Lúc ấy, nghe thấy hai tiếng đồng hương mới da diết làm sao, như gặp lại quê hương, gặp lại người thân ruột thịt vậy. Năm 1970, ông Trường vừa tròn 18 tuổi, hăng hái xung phong nhập ngũ. ông tham gia huấn luyện và được điều về tiểu đoàn 19, Sư đoàn 304A. Lúc này, ông Sơn cũng ở Sư đoàn 304. Họ cùng nhiều thanh niên nữa của quê hương Lạc Sơn đã thực sự chững chạc, vững vàng trong màu áo chiến sĩ. Họ mạnh mẽ hướng về phía trước với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền
Rưng rưng xúc động khi nhớ về ký ức trận đánh trực tiếp đầu tiên năm 1972 tại chiến trường Quảng Trị đầy khốc liệt, ông Trường vẫn không biết diễn tả sao hết sức mạnh của tuổi trẻ, lòng yêu nước, sự đoàn kết, ý chí chiến đấu không mệt mỏi của những người lính trẻ như ông lúc đó... Với sức mạnh đó, ông Trường cùng với đơn vị của mình tiêu diệt được 1 đại đội lính dù cùng với nhiều chiến công vang dội khác. Sau những trận đánh vang dội tại chiến trường Quảng Trị, ông Trường cùng đơn vị tiến vào mặt trận Quảng
Với ông Sơn cũng tham gia chiến đấu ở khắp các chiến trường miền Nam, tinh thần, sức chiến đấu của ông cùng với chiến sỹ, đồng đội đã làm chùn bước quân thù. Nay, sống trong thời bình, ông vẫn luôn vững vàng trong tư thế của người lính Cụ Hồ năm xưa. ông là Chủ tịch Hội CCB thị trấn Vụ Bản, vẫn nhiệt tình, hăng hái với hoạt động công tác Hội; luôn năng động, nhạy bén với các hoạt động phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống của hội viên và gia đình.
ông Bùi Văn Phửn, Chủ tịch Hội CCB huyện Lạc Sơn cho biết: hai người lính Trường, Sơn là những người lính tiêu biểu cùng với hơn 4.300 người con của quê hương Lạc Sơn đã tham gia các cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hàng nghìn người trực tiếp tham gia chiến đấu tại các chiến trường, hàng trăm người đã hy sinh, 323 người trở về không lành lặn bởi những thương tật trên cơ thể và trên 300 người mang di chứng của chất độc da cam.
Ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, nhân dân các dân tộc trong huyện còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho mặt trận với tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong 20 năm kháng chiến chống Mỹ, nhân dân huyện Lạc Sơn đã đóng góp hàng chục nghìn tấn lương thực, thực phẩm.
Hôm nay, 37 năm sau khi kết thúc chiến tranh, nhân dân Lạc Sơn vẫn không rời tay cuốc, tay cày, duy trì, đẩy mạnh phát triển sản xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Hệ thống cơ sở vật chất, điện - đường - trường - trạm được đầu tư đồng bộ, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 12,27%. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng nâng cao giá trị sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người của huyện trong năm 2011 đạt 10,9 triệu đồng. Qua đó đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 47% (tiêu chí mới). Các lĩnh vực VH-XH tiếp tục được củng cố và có bước phát triển. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng và đem lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, toàn huyện có 80,89% hộ gia đình, 75,77% xóm, phố, KDC, 91,9% cơ quan, đơn vị, 91,1% trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Công tác GD&ĐT từng bước được nâng lên. Năm học 2010 - 2011, Lạc Sơn là huyện đứng thứ 3 toàn tỉnh về thi học sinh giỏi THCS, đứng thứ 2 toàn tỉnh về thi HS giỏi bậc tiểu học. Hiện nay, toàn huyện có 15 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 15,62%...
Hồng Duyên
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ đến ngày 30/4 hàng năm, những chiến sỹ trung đội dân quân xã Trung Thành (Đà Bắc) năm xưa lại tề tựu đông đủ ở nhà ông Lường Văn Mừng, xóm Bay để cùng ôn lại chiến công bắn rơi máy bay Mỹ năm nào. Trong những cuộc hội ngộ đó, các lão dân quân đã trở thành pho sử sống tiếp lửa truyền thống anh hùng cho thế hệ trẻ với những câu chuyện chiến đấu anh dũng trong giai đoạn lịch sử cách mạng hào hùng trên dãy núi Pu Canh.
(HBĐT) - Nhớ về những kỷ niệm cùng quân và dân huyện Mai Châu kiên cường, không ngại gian khó chống đỡ đạn bom của quân đội Mỹ ném dọc con đường 15, cầu Vạn Mai, bến phà Suối Rút, ông Hà Trọng Sinh, năm nay 83 tuổi, nguyên Bí thư Huyện ủy Mai Châu bồi hồi kể lại: Trong khoảng thời gian máy bay Mỹ đánh phá huyện, mục tiêu của chúng là bến phà Suốt Rút, các cầu treo, cầu Vạn Mai, cầu Bãi Sang gây cho ta nhiều tổn thất nặng nề.
(HBĐT) - Vào những ngày tháng 4 lịch sử, khi khắp nơi đang tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi hướng về kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp gặp một CCB đã từng tham gia chiến dịch thành cổ Quảng Trị ác liệt năm nào.
(HBĐT) - Ngày 27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố thảo luận về một số nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIII, đại diện UBMTTQ tỉnh, một số sở, ngành và Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 27/4, tại Trung tâm hoạt động TTN, Hội cựu TNXP tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, phát động phong trào thi đua năm 2012. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và gần 30 cựu TNXP là chủ tịch, phó chủ tịch Hội cựu TNXP các huyện, thành phố trên địa bàn.
(HBĐT) - Trải suốt chiều dài 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Tu Lý (Đà Bắc) không phải là địa danh nổi bật với những chiến công vang dội. Tuy vậy, nói như ông Đinh Hồng Chiến, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Tu Lý thì: Chúng tôi luôn tự hào về truyền thống anh hùng của quân và dân địa phương. Trong suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, phát huy truyền thống yêu nước, Tu Lý đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh và huyện về số thanh niên nhập ngũ.