Trên bia ghi tên các liệt sĩ ở nghĩa trang Điện Biên có nhiều tên tuổi các chiến sĩ của mọi miền đất nước, trong đó có con em tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Hội viên Hội Nhà báo  tỉnh thăm nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên.  Ảnh: p.v

Trên bia ghi tên các liệt sĩ ở nghĩa trang Điện Biên có nhiều tên tuổi các chiến sĩ của mọi miền đất nước, trong đó có con em tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Hội viên Hội Nhà báo tỉnh thăm nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên. Ảnh: p.v

(HBĐT) - Từng đến và đi tới nhiều vùng đất ở Điện Biên nên có cảm giác bất cứ địa danh hay đường phố, trường học đều gắn với một chiến công hay di tích của chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng. Đường phố, nhà nghỉ Him Lam, khách sạn Mường Thanh, trường tiểu học Bế Văn Đàn, tiểu học Mường Phăng...

 

Lần này đến thăm thành phố Điện Biên, được đi dọc những vuông cỏ xanh, thắp hương cho các liệt sĩ ở nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 hay còn gọi là nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên trong lòng thành phố thấy trào dâng những nỗi niềm khó nói nên lời. Điện Biên hôm nay và Điện Biên trong ký ức, trong dòng lịch sử hiện về lung linh, chói sáng. Đến chiến trường Điện Biên năm xưa, bỗng thấy tâm tư của một cô giáo dạy lịch sử ở Hoà Bình sao mà da diết và đáng chia sẻ đến vậy... “Các anh đi thăm Điện Biên nhớ quay phim, chụp ảnh thật kỹ các địa danh lịch sử nhá. Giờ học lần sau, lớp học có thêm tư liệu mới”…

 

Trong tiếng nhạc trầm hùng cất lên, lòng bồi hồi khi được thắp những nén hương thành kính lên mộ các Anh hùng liệt sĩ như Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Trần Can và cả những bia mộ chưa có tên trong tổng số 644 ngôi mộ. Nơi này, gió thổi như nhẹ hơn và nắng cũng chẳng hề gay gắt; những hàng cây xanh ngắt nơi nghĩa trang như có bao điều muốn nói cùng du khách. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã lùi xa 58 năm rồi, trong không gian đã không còn vương mùi bom, đạn, nhưng những điều về Điện Biên Phủ không hề phai mờ. Ngày ngày vẫn có hàng trăm du khách hành hương đến viếng các nghĩa trang và thăm các di tích trong quần thể di tích lịch sử mà nghĩa trang các liệt sĩ Điện Biên là một trong các “địa chỉ đỏ” đó. Nghĩa trang này được xây dựng từ năm 1958 và năm 1994 được tu sửa, nâng cấp với nhiều hạng mục. Đây là một trong 3 nghĩa trang liệt sĩ - nơi yên nghỉ của các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên chiến trường Điện Biên Phủ. Bất chợt sáng lên câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Dù bom đạn xương tan, thịt nát/Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh/Hỡi các chị, các anh/Trên chiến trường ngã xuống”. Giọng của người giới thiệu về các chiến tích của các anh hùng, liệt sĩ như lạc đi vì xúc động, dẫu bao lần được vào vai người dẫn du khách ngược dòng lịch sử. Trong trang sách mỗi tuổi học trò đều có các bài văn, câu thơ nhắc về các chiến công của các anh hùng, liệt sĩ, về những hy sinh, gắn với tên đất, tên người Điện Biên trong những tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp nên khi được đến đây, đứng trước những anh linh anh hùng, quả cảm, càng dâng lên trong lòng những xúc động cùng lòng cảm phục, biết ơn vô bờ bến. Người Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện gắn với chiến công những đoàn quân kéo pháo vượt núi, đồi vào trận địa để dội lửa xuống lòng chảo Điện Biên cùng hành động anh hùng, quả cảm lấy thân mình cứu pháo. Là người chiến sĩ Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng và nhờ hành động anh hùng đó đã góp phần cản được bước tiến của quân thù. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, ngăn những họng súng của giặc đang “khạc lửa” vào đội hình tiến quân của bộ đội trong trận đánh mở màn của bộ đội ta ở đồi Him Lam (13/3/1954). Người Anh hùng liệt sĩ Trần Can (1931-1954) ngoan cường chiến đấu và lập công trong nhiều trận đánh, trong đó, trận đánh đồi Him Lam và giữ cao điểm 507 “cửa ngõ” vào Mường Thanh là dấu mốc chiến công đáng nhớ... Những anh hùng liệt sĩ có tên tuổi cùng bao chiến sĩ bộ đội, dân công, du kích cùng người dân ở Điện Biên và trên mọi miền đất nước đã “góp lửa” làm nên những chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

 

Rời các nghĩa trang, đi trên cầu Mường Thanh bắc qua dòng sông Nậm Rốm, nơi đại quân ta tiến vào sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên, nơi có hầm của Đờ-cát. Đến với Điện Biên, bên cạnh niềm tự hào, với những cảm xúc trào dâng còn có cả đôi chút hãnh diện vì đã được đến đây, được cảm nhận từ những chiến công, địa danh lịch sử và những con người nơi chiến trường xưa... Chiến dịch 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt/Máu trộn bùn non/ Gan không núng/Chí không mòn” còn lưu mãi trong sử sách và trong tâm khảm của bao người dân đất Việt. Thật khó cảm nhận và kể hết những gian khổ, mất mát và sự hy sinh của quân, dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Biết bao chiến công không phai mờ trong ký ức lịch sử. Trận chiến cứ điểm đồi A1 gắn với thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ mà mỗi khi nhắc đến đều được gắn liền với tiếng nổ của khối thuốc nổ nặng gần 1.000 kg làm sụp đổ cả hệ thống vành đai của trung tâm Mường Thanh và “mở toang” cánh cổng cho bộ đội ta tiến công toàn thắng vào ngày 7/5/1954. Các địa danh khác như đồi Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, sông Nậm Rốm, hầm Đờ cát, đường kéo pháo huyền thoại trong lịch sử dân tộc, tượng đài chiến thắng, đồi D1…Từng chiến công đã dồn góp làm nên ngày chiến thắng, đồng thời cũng là đòn quyết định để kẻ thù phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ, hoà bình lập lại ở miền Bắc (năm 1954)…

 

Cũng thật hiểu vì sao, người viết bài này và nhiều du khách khác thấy bịn rịn vô cùng sau khi thăm, chụp ảnh lưu niệm bên những xe tăng, cỗ pháo, hố bộc phá trên đồi A1, hầm tướng Đờ cát... Cũng bởi một mong muốn nhỏ nhoi, mang hình ảnh và âm hưởng hào hùng từ những “địa chỉ đỏ” này đến với giờ dạy sử của cô, trò một trường vùng ven TP.

 

 

                                                                              Bùi Huy

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục