Thể lệ cuộc thi "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt            Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam"

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ về tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”; Báo Hoà Bình xin giới thiệu nội dung chính của Thể lệ Cuộc thi như sau:

 

I. MỤC ĐÍCH CUỘC THI

- Thiết thực hưởng ứng “Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 35 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị hợp tác giữa hai nước.

- Góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, nhất là cho thế hệ trẻ của hai nước về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

- Vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt – Lào; đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, bóp méo lịch sử, gây chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào của các thế lực thù địch.

 

II. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

Công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh, người nước ngoài đang làm việc, công tác, sinh sống trên địa bàn tỉnh quan tâm.

 

III. HÌNH THỨC DỰ THI

Đối với cấp tỉnh chỉ tổ chức thi viết.

1. Quy định về bài thi

Bài dự thi của tác giả là các tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ báo, tạp chí, sách… và phải chuyển tải được một trong các nội dung dưới đây:

+ Những nhân tố hình thành, quyết định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.

+ Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.

+ Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay xỏn Phômvihản, Chủ tịch xuphanuvông và các nhà lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.

+ Những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam.

+ Những kỷ nệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

+ Những biểu hiện sinh động của nối quan hệ đoàn kết gắn bó thuỷ chung, son sắc của hai dân tộc Việt Nam – Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong những năm qua.

+ Những kinh nghiệm quý báu về việc giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam trong lịch sử của hai dân tộc và trên những chặng đường phát triển mới.

+ Những cảm nghĩ về đất nước và con người Lào.

+ Cần làm gì để gìn giữ, phát huy tình cảm đặc biệt Việt Nam – Lào.

+ Tại sao hai dân tộc Việt Nam – Lào phải yêu thương, gắn bó chặt chẽ với nhau.

- Bài dự thi sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Có thể đánh máy hoặc viết tay với dung lượng tối đa 4.000 từ, khuyến khích đánh máy vè in trên giấy A4, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14. Không hạn chế việc sử dụng ảnh để minh hoạ thêm bài dự thi viết.

- Bài dự thi phải ghi rõ ở trang đầu các thông tin cá nhân: họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại.

- Bài dự thi không hợp lệ nếu sao chép dưới mọi hình thức.

 

2. Thời gian, địa  chỉ gửi  bài  dự  thi  về  Ban  Tổ  chức  cuộc  thi.

Thời gian thi viết: Bắt đầu tính từ khi Ban Tổ chức Cuộc thi công bố thể lệ Cuộc thi. Hạn cuối cùng nộp bài dự thi về Ban Tổ chức Cuộc thi 30/9/2012. Ban Tổ chức không nhận bài dự thi quá thời hạn nêu trên (căn cứ theo dấu Bưu điện).

Nơi nhận bài thi: Bài dự thi gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi qua Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, số 14- đường  An Dương Vương - phường Phương Lâm - Thành phố Hòa Bình -  tỉnh Hoà Bình.

 

3. Chấm thi

Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh tổ chức chấm, trao giải thưởng 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba và 10 giải khuyến khích, lựa chọn 50 bài dự thi đạt kết quả tốt gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương.

 

IV. GIẢI THƯỞNG CUỘC THI

* Cơ cấu giải ở Trung ương

Thi trắc nghiệm

Mỗi tuần có 7 giải thưởng bao gồm:

- 01 giải nhất: trị giá 2.000.000 đồng

- 01 giải nhì: trị giá 1.000.000 đồng

- 05 giải khuyến khích: trị giá 500.000 đồng

 

Thi viết

Bao gồm các giải:

- 01 giải nhất: 30.000.000 đồng

- 02 giải nhì, mỗi giải : 15.000.000 đồng

- 05 giải 03, mỗi giải 10.000.000 đồng

- 30 giải khuyến khích: trị giá 5.000.000 đồng

- Một số giải khác (có phần thưởng của ban Tổ chức cuộc thi)

 

                                                BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

 

Các tin khác

Lãnh đạo Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh quán triệt Nghị quyết  Trung ương 4 đến đảng viên Văn phòng UBND tỉnh.
Đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh kết luận tại buổi giám sát.
Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu chỉ đạo, định hướng tại lễ phát động.
Lãnh đạo Đảng ủy BHXH tỉnh quán triệt thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 đến đảng viên trong đơn vị.

Lựa chọn quà tặng cho trẻ nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1.6: Thiên về hướng “ăn chắc, mặc bền”

(HBĐT) - Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 đã cận kề nhưng đi dọc theo các tuyến phố chính của TPHB không thể tìm thấy 1 tấm biển có ghi “giảm giá” hay “khuyến mãi” các mặt hàng đồ chơi, sách, truyện hay đồ dùng học tập dành cho trẻ em. Nhìn bề ngoài, không khí mua, bán ở các cửa hàng đồ chơi trẻ em có vẻ trầm lắng nhưng lại tấp nập ở các shop thời trang dành cho trẻ em và các cửa hàng bán sách, vở, đồ dùng học tập.

Đảng bộ Văn phòng Tỉnh uỷ quán triệt thực hiện Nghị quyết T.ư 4 (khoá XI)

(HBĐT) - Ngày 31/5, Đảng uỷ Văn phòng Tỉnh uỷ tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành T.ư Đảng (khóa XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tham dự có toàn thể cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ.

Biển Đông nóng trên bàn nghị sự ASEAN

Vấn đề biển Đông đang nóng lên trong các nghị sự khu vực, từ Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần 6 (ADMM) ở Campuchia đến Đối thoại an ninh châu Á Shangri La 11 ở Singapore.

Đề án cải cách tiền lương: Sẽ “sống được” bằng lương?

Bộ LĐ-TB&XH đang nghiên cứu xây dựng các giải pháp cho Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công giai đoạn 2012-2020. Trong đó việc cải cách chính sách tiền lương là mấu chốt, với hy vọng có một đề án hoàn chỉnh nhằm bảo đảm cho NLĐ có thể sống được bằng tiền lương và đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của họ và gia đình.

Tân Pheo - Lời Bác đi vào cuộc sống

(HBĐT) - Tân Pheo là xã vùng cao của huyện Đà Bắc. Xã có 867 hộ, 4.206 nhân khẩu nhưng chỉ có 152,2 ha đất cấy lúa 2 vụ, 487 ha đất rừng trồng, 257 ha đất lâm nghiệp. Trước thực tế đó, xã đã vận dụng lời dạy của Bác Hồ “Muốn đưa miền núi thành nơi giàu có về nông ghiệp, để nâng cao đời sống nhân dân, cấp tỉnh, huyện, xã miền núi phải có phương hướng sản xuất đúng với điều kiện của từng địa phương”.

Lễ hoàn công công trình Nhà máy Almine Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 30/5, tại KCN Lương Sơn, Công ty Almine đã tổ chức buổi lễ hoàn công công trình Nhà máy Almine Việt Nam. Tới dự có các đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Lương Sơn, Công ty Almine; đông đảo các doanh nghiệp Nhật Bản, Công ty CP BĐS An Thịnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục