Khu tái định cư Tân Phúc (Bảo Hiệu - Yên Thủy) có mặt bằng và  cơ sở hạ tầng khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Khu tái định cư Tân Phúc (Bảo Hiệu - Yên Thủy) có mặt bằng và cơ sở hạ tầng khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

(HBĐT) - Sau hơn 2 năm, cuộc sống người dân hai xã vùng lòng hồ sông Đà - Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu) di chuyển về nơi ở mới khu tái định cư Tân Phúc, Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã dần ổn định. Những ám ảnh, âu lo về sạt lở đã đi vào dĩ vãng. Vốn chỉ quen với đồi núi, nương rừng, nuôi cá lồng, đánh bắt thủy sản, giờ đây, họ đã hòa nhập với nhịp sống và nếp nghĩ, cách làm mới.

 

Từ nguồn vốn của T.ư và của tỉnh cùng việc lồng ghép một số chương trình, dự án khác, khu tái định cư Tân Phúc khởi công xây dựng năm 2008 với tổng mức đầu tư trên 37 tỷ đồng. Gọi là xóm nhưng sau hai năm đầu tư xây dựng, Tân Phúc đã có dáng vẻ như KDC ở đô thị với mặt bằng phẳng phiu, hệ thống cơ sở hạ tầng đường, điện, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, nhà trẻ, mầm non được xây dựng kiên cố, khang trang.

 

ông  Đặng Văn Tuấn, Bí thư chi bộ xóm Tân Phúc xúc động nhớ lại: 70 hộ dân Tân Mai, Phúc Sạn luôn nhớ mãi hình ảnh những anh bộ đội Cụ Hồ  đến từ Bộ CHQS tỉnh, Ban CHQS các huyện Mai Châu, Yên Thủy đã không quản nắng, mưa, gió, rét, hàng tháng trời “ba cùng” với dân để tháo dỡ từng viên ngói, tấm ván và vượt chặng đường gần 100 km để lắp đặt những nếp nhà ở khu tái định cư. Nhờ thế mà chúng tôi đã sớm ổn định đời sống”.

 

Không chỉ giúp các hộ dân tháo rỡ, lắp đặt, xây dựng những nếp nhà, với mục tiêu xây dựng làng văn hóa - quốc phòng, những người lính của Ban CHQS Yên Thủy và đơn vị Kho 789 Binh chủng kỹ thuật đã nhường cơm, xẻ áo cho dân cư xóm Tân Phúc. Chị Lý Thị Sinh, chi hội Phó Hội phụ nữ xóm cho biết: Khi mới chuyển về Tân Phúc, việc học hành của con trẻ là nỗi lo lớn của chúng tôi. Nhà trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng mới khang trang nhưng chưa được trang bị những vật dụng tối thiểu. Nhờ các anh bộ đội Ban CHQS huyện và Kho 789, những ngày lạnh giá, các cô giáo và ở nhà trẻ và học sinh lớp mầm non Tân Phúc đã được sưởi ấm nhờ những tấm chăn sâu nặng tình nghĩa quân dân. Giờ lên lớp, cô và trò cũng vui hơn, chất lượng dạy và học cũng từng bước được nâng cao nhờ những bộ bàn ghế, quyển chuyện, bức tranh, đồ chơi mà những người lính cùng người thân miệt mài gom góp.

 

Về nơi ở mới, với cơ sở hạ tầng khang trang, người dân  Tân Phúc  đều hiểu rõ từng mét đất, từng mét đường được hình thành là sự chia sẻ của các đơn vị, doanh nghiệp cùng cấp ủy, chính quyền và dân cư trên địa bàn. ông Nguyễn Anh Quân, Chi cục trưởng Chi cục PTNT cho biết: Trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, dù kinh phí cho dự án chưa được cấp đủ nhưng để các hộ dân Tân Mai, Phúc Sạn sớm ổn định đời sống, các nhà thầu đã tự nguyện ứng hơn 7 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi. Đến nay, các hạng mục đã bàn giao đưa vào sử dụng hơn 2 năm nhưng kinh phí tạm ứng hiện vẫn chưa được thanh toán.

 

Chuyển về nơi ở mới, mỗi hộ dân Tân Phúc được Nhà nước hỗ trợ gần 19 triệu đồng gồm 15 triệu đồng di chuyển, 1 triệu đồng mua dụng cụ, giống cây trồng phục vụ sản xuất, 2 triệu đồng xây bể nước, 900.000 đồng xây nhà vệ sinh và được cấp 5.000 m2 đất canh tác và từ 300 - 320 m2 đất ở. Trong khi đó, hạn mức đất sản xuất của huyện Yên Thủy hiện chỉ từ 2.700 - 3.000 m2/hộ nên ai cũng hiểu diện tích đất họ đang ở và sản xuất là sự chia sẻ, hy sinh của các đơn vị và người dân sở tại vì đến nay Nhà nước vẫn còn nợ 10 tỷ đồng tiền đền bù GPMB để thu hồi đất cho dự án.

 

2 năm an cư ở Tân Phúc, những người dân một thời vốn quen với tập quán thả rông trâu, bò trên đồi rừng, giờ đã thành thạo với kỹ thuật trồng cỏ voi nuôi bò nhốt chuồng. Kết quả đó, bắt đầu bằng sự hỗ trợ của Chi cục Phát triển nông thôn với 11 con bò lai Sinl cho 11 hộ và đang có triển vọng được nhân rộng. Vốn chỉ quen với cây sắn, cây ngô, cây luồng trên đất dốc, giờ đây, không ít hộ ở Tân Phúc đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đặc biệt, với cây dưa hấu, một loại cây trồng khá xa lạ với nhiều gia đình  khi còn ở Tân Mai, Phúc Sạn nhưng khỉ chuyển đổi từ ngô, sắn sang trồng dưa hấu, gia đình chị Đặng Thị Anh, anh Xa Văn Du, Triệu Văn Dương có thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm.

 

 Cho dù cơ chế, chính sách và việc quy hoạch khu tái định cư Tân  Phúc vẫn có một số tồn tại, bất cập như: hộ có 1-2 người như gia đình bà Bùi Thị Thi, Đặng Thị Lan cũng như hộ ông Lý Văn Vinh có tới 9 nhân khẩu nhưng diện tích đất canh tác được cấp như nhau (5.000m2/hộ), khiến “người làm không hết, người lần không ra”. Theo thiết kế, khu tái định cư được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhưng do thiếu kinh phí nên hạng mục này phải tạm đình hoãn nên sản xuất của dân cư Tân Phúc hiện hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cây trồng. Do diện tích đất ở hạn hẹp (300 - 320m2/hộ gồm các dãy nhà được bố trí sát nhau nên các hộ dân không phát triển được chăn nuôi gia súc quy mô lớn vì chưa có đủ kinh phí xây dựng hệ thống Biogalo nên lo chất thải chăn nuôi ảnh hưởng xấu đến môi trường; hệ thống cấp nước xây dựng không đủ áp lực khi vận hành, nên không ít hộ và trường mầm non phải mua máy bơm đấu hút mới đủ nước sử dụng; không ít hộ “dựng vợ, gả chồng” cho con cái nhưng vẫn phải sống nhiều thế hệ trong một nếp nhà vì ở khu tái định cư không có quỹ đất dự phòng và cơ chế, chính sách khi phải tách hộ... Nhưng cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, người dân Tân Phúc đều tràn đầy niềm vui và bày tỏ lòng biết ơn, sự tin tưởng vào sự quan tâm, chăm lo cùng chủ trương, đường lối, chính sách hợp lòng dân của Đảng, Nhà nước  để nỗ lực vươn lên đẩy nhanh công cuộc xóa đói - giảm nghèo, làm giàu trên vùng đất mới.

 

 

                                                                       Đức Phượng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, phát biểu kết luận tại buổi họp.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Phát huy lợi thế để đưa Vĩnh Long phát triển nhanh

Nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, chiều 10/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Vĩnh Long về tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Từ đất liền hướng về biển đảo

(HBĐT) - Theo truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ (50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi). Dù lên núi, ra biển cả, 100 người cùng sinh ra trong một bọc trứng, một nghĩa đồng bào.

Nam Phong - nâng cao vai trò của Đảng từ đổi mới phương thức lãnh đạo

(HBĐT) - Xã Nam Phong (Cao Phong) có 10 xóm, cách trung tâm huyện 5 km, đường giao thông thuận lợi cho giao lưu hàng hóa, phát triển KT-XH. Đảng bộ xã đã xác định trồng mía và phát triển chăn nuôi hàng hóa là hướng mũi nhọn của Nam Phong.

Thị trấn Bo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Trong những năm qua, CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã trở thành phong trào thi đua lớn trong toàn dân và trở thành một bài học quý trong từng cán bộ, đảng viên, nhân dân thị trấn Bo (Kim Bôi), góp phần tạo nên những chuyển biến mới trong nếp nghĩ, cách làm, diện mạo thị trấn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.

Mai Châu: Gần 12 tỷ đồng hỗ trợ các xã ĐBKK

(HBĐT) - Năm 2012, huyện vùng cao Mai Châu được hỗ trợ gần 12 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã ĐBKK.

Quốc hội thảo luận Đề án tái cơ cấu nền kinh tế

(HBĐT) - Ngày 8/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Hội trường về Đề án tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng lực, hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục