Hồ Chủ tịch chụp ảnh lưu niệm với các nhà báo trong nước và nước ngoài đưa tin và chụp ảnh về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 (9/1960). Ảnh: T.L

Hồ Chủ tịch chụp ảnh lưu niệm với các nhà báo trong nước và nước ngoài đưa tin và chụp ảnh về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 (9/1960). Ảnh: T.L

(HBĐT) - Ngày 21/6/1925, tờ báo Thanh Niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, chỉ đạo và là người biên tập chính ra số đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Các tổ chức cách mạng ở trong nước dùng tờ báo này để tuyên truyền, giác ngộ và giáo dục quần chúng, làm cầu nối truyền ánh sáng tư tưởng cách mạng của Bác về cho dân tộc, góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng đất nước.

 

Theo giáo sư, tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong khoảng 50 năm cầm bút, Bác đã viết hơn 2.000 bài báo, 276 bài thơ, gần 500 trang truyện và ký, Bác có gần 200 bút danhNgười đã để lại cho các thế hệ nhà báo nhiều bài học lớn về nghề báo, trong đó có cách viết, cách nói.

 

Sở dĩ Bác Hồ hết sức chú trọng đến cách nói và cách viết vì đó là công cụ để biểu đạt tư duy, quan điểm và tình cảm của con người với nhau. Quan điểm của Người về phong cách người làm báo rất rõ ràng. Trước khi nói về cách làm báo và viết báo, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến tư cách của người làm báo, coi người làm báo là người chiến sĩ cách mạng trên mặt trận tư tưởng. Người luôn đặt ra những câu hỏi cụ thể: Viết để làm gì, viết cho ai, viết cái gì và viết như thế nào?

 

Như vậy, Người đã nói dễ hiểu về mục đích, đối tượng phục vụ, nội dung và phương pháp làm báo. Người còn chỉ cho các nhà báo thấy rõ cần phải thường xuyên học tập, suốt đời rèn luyện không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp của mình. Là vị lãnh tụ uyên thâm, thông thạo nhiều ngoại ngữ, Người lại am hiểu nhiều nền văn hóa và dày dạn kinh nghiệm nên đã in đậm dấu ấn tốt đẹp trong các tác phẩm báo chí của mình. Nhà báo lão thành Phan Quang nhận xét: “Bác đã thể hiện bằng Pháp văn rất nhuần nhị, trí tuệ và hiện đại. Qua tiếng Pháp, những áng văn chính luận khúc triết, những truyện ký tài hoa, những tiểu phẩm sắc sảo, pha chút hài hước làm say mê lòng người (1). Khi đọc những tác phẩm của  Bác Hồ, nhà văn Hoài Thanh viết: “Có một điều lạ hết sức. Tôi cứ nghĩ không biết làm sao mà giữa bao nhiêu công việc bề bộn, Bác lại có thể viết được nhiều như vậy. Những anh, chị em còn trai tráng và chuyên nghề viết cũng ít người viết được như thế. Chưa nói gì khác, riêng khối lượng sức lao động đó cũng là một bài học lớn đối với chúng ta. Nhưng chuyên cần mà không vất vả. Sự làm việc chuyên cần hình như đã biến thành một điệu sống tự nhiên. Câu văn của Bác không lúc nào thấy khắc khổ. Nó không khô khan mà còn chứa chan tình cảm” (2).

 

Với quan niệm báo chí cách mạng là một mặt trận chiến đấu của cách mạng, Bác Hồ chỉ rõ: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Bác nói thêm: “Bài báo là tờ hịch cách mạng. Đã là nhà báo, chiến sĩ cách mạng, bất cứ người cầm bút nào trên mặt trận báo chí cách mạng phải hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng là gì? Từng giai đoạn lịch sử đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ khác nhau. Khi đất nước còn trong vòng nô lệ phải làm thức tỉnh và động viên nhân dân đứng lên làm cách mạng đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc, giành chính quyền về tay nhân dân. Khi đã có chính quyền thì động viên sức mạnh toàn dân tộc giữ gìn chính quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, tiến hành các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giành độc lập thống nhất đất nước, đưa đất nước tiến lên một giai đoạn phát triển mới. Tại Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam (ngày 8/9/1962 Người chỉ rõ: “Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ của báo chí đòi hỏi người làm báo phải có đủ phẩm chất của người cán bộ cách mạng, không ngại gian khó, hy sinh (kể cả hy sinh tính mạng), vì nhân dân phục vụ. Người làm báo phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang của cách mạng, chứ không phải làm báo để lưu danh thiên cổ, muốn viết cho ai, muốn đăng bài mình lên các báo lớn. Cũng tại Đại hội II Hội Nhà báo Việt Nam, Bác nhận xét rằng, ưu điểm cũng còn nhiều và một trong những khuyết điểm đó là nắm vấn đề chính trị không được chắc chắn. Bác căn dặn: “…tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành ) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. ở Đại hội lần thứ III Hội nhà báo Việt Nam (1962) Bác  lại nói: “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng,  cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ; đi sâu thực tế, đi sâu quần chúng lao động. Bác còn nói: “Báo chí của ta đã có một vị trí quan trọng trong dư luận thế giới. Địch rất chú ý, bạn rất quan tâm đến báo chí ta. Cho nên làm báo phải hết sức cẩn thận về hình thức, về nội dung, về cách viết.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người am hiểu tuyệt vời sức mạnh của ngôn từ và sự tác động của nó vào đời sống tinh thần, đạo đức, tư tưởng, tình cảm và hành động của quần chúng. Người từng nói: “Tờ báo chỉ là giấy trắng, mực đen mà thôi. Nhưng, với giấy trắng, mực đen ấy, người ta có thể viết những tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương. Người cũng nói: “Ngòi bút của các bạn cũng là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà. Từ quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở các nhà báo phải sử dụng đúng sức mạnh của ngòi bút, ngôn từ để phục vụ nhân dân, phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

 

Người cũng đã nhiều lần chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số quần chúng, một tờ báo không được đa số ham chuộng, thì không xứng đáng là một tờ báo; muốn được dân chúng ham chuộng, coi tờ báo ấy là của mình thì: nội dung  tức là các bài viết  phải đơn giản, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát và hình thức  - tức cách sắp đặt các bài, cách in  phải sạch sẽ sáng sủa.

 

Với tư cách là một nhà báo lỗi lạc, dày dạn  kinh nghiệm và đức tính khiêm tốn, Bác đã truyền đạt cho những người viết báo một cách đơn giản, dễ hiểu: “Khi viết xong thì nhờ anh em xem và sửa giùm. Chớ tự ái, cho mình là tuyệt rồi. Tự ái là tự phụ, mà tự phụ là kẻ địch ngăn chặn con đường tiến bộ của chúng ta. Đó là bài học lớn cho những người làm báo.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác  Lênin về bản chất của báo chí cách mạng là ngoài tính chiến đấu, tính khoa học, tính giai cấp, tính chân thực, khách quan, còn phải được thể hiện một cách đơn giản, dễ hiểu, đại chúng, sinh động để báo chí làm tròn nhiệm vụ mà LêNin từng chỉ rõ: tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức và giáo dục tập thể để đa số những người bị bóc lột, bị áp bức ghê gớm của chủ nghĩa tư bản trên thế giới cũng có thể hiểu được. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên các nhà báo: “Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng, chớ ham dùng chữ. Bác phê phán lối viết lằng nhằng, tràng giang, đại hải, dây cà, dây muống, không hợp với trình độ và thời gian của quần chúng; thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng thành tích mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta; thiếu cân đối, tin nên dài thì viết  ngắn, nên ngắn lại viết dài, khuyết điểm nặng nhất là dùng từ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng.

 

Nhà văn hoá Hà Huy Giáp viết: “Hồ Chủ tịch rất chú trọng cách viết. Người rất cẩn trọng ngay đến cách dùng một từ nhỏ, một dấu chấm câu, cách bố cục một bài viết. Hồ Chủ tịch là một nhà ngôn ngữ nghiêm khắc. Cũng như Lê-nin, Người dùng rất ít chữ mà là những chữ đúng nhất, cần thiết nhất, để một viện sĩ hàn lâm đến người nông dân đều có thể hiểu được (3).

 

Tìm hiểu những điều Bác dạy, những người làm báo phải luôn ý thức được báo chí ta phải phục vụ công  nông  binh, phục vụ quần chúng. Làm sao để tờ báo, tạp chí, sách đến được từng người, từng nhà, nhân dân ta, kiều bào ta và bạn bè thế giới. Đồng thời làm sao để quần chúng tự nguyện, tự giác đến với báo chí nhiều nhất. Đó là nguyên lý của báo chí cách mạng. Vì thế, phải nói những điều thiết thực, đúng đường lối chính trị, ít tếu, viết, vẽ dễ hiểu, phổ thông, trình bày rõ ràng, ít tiếp sang các trang khác, đặc biệt phải viết ngắn vì đồng bào không có thì giờ đọc dài, người lính không cho phép xem lâu.

 

Những lời căn dặn của Người về báo chí và những bài học kinh nghiệm về cách nói, cách viết báo càng suy ngẫm, càng soi rọi vào thực tiễn càng thấy vẫn nguyên giá trị truyền nghề cho các thế hệ làm báo ở nước ta hôm nay và mai sau.

 

(1).Tạp chí Người làm báo số 6/2005, tr.5

(2) (3).“Hồ Chí Minh - Tác giả, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ” NXB Giáo dục 1997 - trg 127, 123.

 

                                               Nguyễn Văn Thanh

                          (10/ 24 - ĐăngTất - Đông Hà - Quảng  Trị)

 

 

Các tin khác

Từ các mô hình “Dân vận khéo”, cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu đã vận động nhân dân đóng góp công sức xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh, phát triển KT-XH. Ảnh: Người dân xã Mai Hịch tích cực tham gia chương trình cứng hóa GTNT. Ảnh: H.T
BCH huyện Đoàn Kim Bôi nhiệm kỳ 2012-2017 ra mắt và chụp ảnh lưu niệm cùng các đồng chí lãnh đạo Tỉnh đoàn, lãnh đạo huyện Kim Bôi.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Hiệu quả nguồn quỹ hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Nhiều năm qua, từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh, hàng trăm lượt cán bộ, hội viên nông dân đã được hỗ trợ vốn phát triển SX-KD, vươn lên làm giàu. Theo ông Bùi Văn Tiến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, nguồn vốn từ quỹ được duy trì với tổng kinh phí hỗ trợ vài tỷ đồng/năm. Riêng năm 2012, quỹ đã nhận ủy thác từ T.ư Hội Nông dân Việt Nam với tổng vốn 5 tỷ đồng.

Ra mắt Công đoàn Công ty TNHH Việt Nam FRAGRANCES Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 13/6, Công ty TNHH Việt Nam FRAGRANCES Hòa Bình (Khu công nghiệp Lương Sơn) tổ chức lễ ra mắt công đoàn. Dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo Ban Quản lý các KCN tỉnh, Công đoàn các KCN tỉnh; đại diện công đoàn các công ty thuộc KCN Lương Sơn và 60 CNLĐ là đoàn viên công đoàn công ty.

Bộ y tế kiểm tra công tác DS/KHHGĐ và thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh

(HBĐT) - Ngày 14/6, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ y tế làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra về công tác DS/KHHGĐ và thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Hòa Bình năm 2011. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Tham gia buổi làm việc có thành viên Ban chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ tỉnh.

Thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

(HBĐT) - Trong những năm qua, Công đoàn ngành NN&PTNT luôn được LĐLĐ tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo.

Đại hội Công đoàn cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh lần thứ VII

(HBĐT) - Ngày 13/6, Công đoàn cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh đã tiến hành Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2012 - 2014.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào Dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa IX) 

(HBĐT) - Ngày 13/6, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã họp cho ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Dự hội nghị còn có thành viên BCĐ của tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục