(HBĐT) - Chị Đinh Thị Thúy Hòa, Bí thư Huyện đoàn Lương Sơn cho biết: Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành và cơ sở đoàn tại địa phương nên các phong trào xung kích của tuổi trẻ huyện Lương Sơn ngày càng phát triển, trong đó nổi bật là phong trào phát triển kinh tế, XĐ-GN. Thông qua các nguồn vốn vay, vốn vay ưu đãi, nguồn vốn từ các dự án đã tạo điều kiện giúp cho ĐV-TN từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu; thể hiện trách nhiệm của ĐV-TN đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Theo chị Hòa, trong những năm qua, cùng với việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng, dự án tư vấn, hỗ trợ TN nghèo phát triển kinh tế và các nguồn vốn giải quyết việc làm được tổ chức Đoàn sử dụng có hiệu quả. Huyện đoàn đã phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện giải ngân trên 22 tỷ đồng ký ủy thác và vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm giúp TN 2 xã Hòa Sơn, Tân Vinh 45 triệu đồng. Từ đó đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế của TN, thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, góp phần giải quyết một số vấn đề bức xúc ở nông thôn, tạo cơ hội cho TN tránh được các TNXH. Tiêu biểu như: mô hình chăn nuôi dê của đoàn viên Bùi Văn Anh ở xóm Vai Đào, xã Cao Răm. Từ năm 2006, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, anh đã cùng gia đình vượt qua những khó khăn, cần mẫn học hỏi kỹ thuật chăn nuôi để nuôi thử nghiệm dê trong 5 năm. Sau đó, anh mạnh dạn vay mượn bạn bè, vay vốn từ ngân hàng để đầu tư đàn dê mở rộng với trên 40 con. Hiện nay, đàn dê của anh sinh trưởng, phát triển tốt. Mô hình của anh còn hỗ trợ tạo việc làm cho 3 ĐV-TN trong xã có thu nhập thêm khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Mô hình chăn nuôi gà, ngan của đoàn viên Lê Quý Phương, xã Liên Sơn. Năm 2009, anh lập gia đình và ra ở riêng để lập nghiệp. Do cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào việc cấy hái, nương rẫy nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, vợ chồng anh đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng, bạn bè để đầu tư làm chuồng trại nuôi gà, ngan. Hiện nay, trong trang trại của anh có trên 100 con ngan, 3.000 con gà, 3 con bò, vài tạ cá và các loại cây ăn quả như: nhãn, bưởi, dưa... Sau 3 năm, gia đình anh hiện nay đã có thu nhập hàng chục triệu đồng sau mỗi đợt bán gà, ngan thịt. Cơ sở chăn nuôi của anh còn thu hút, tạo việc làm thêm cho từ 4 - 6 ĐV-TN trong xã. Trong thời gian tới, anh Phương dự định sẽ tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, tích góp thêm vốn để mở rộng hơn nữa quy mô chăn nuôi và phát triển thêm diện tích trồng các loại cây ăn quả trong vườn.
Ngoài ra, trong phong trào này còn xuất hiện nhiều gương, CLB phát triển kinh tế tiêu biểu ở các xã, thị trấn như: mô hình CLB phát triển kinh tế ở xã Hoà Sơn, nuôi gà siêu trứng, xã Cư Yên, trồng bưởi Diễn ở thị trấn Lương Sơn; nuôi lợn rừng xã Hợp Thanh; nuôi cá ở xã Cao Dương…
Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tập hợp, đoàn kết TN, Huyện đoàn Lương Sơn đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào TTN trên địa bàn nông thôn. Trong các giải pháp đó có việc giúp TN về vốn, tiến bộ KH-KT và xây dựng các mô hình điểm về phát triển kinh tế để tổ chức Đoàn thực sự đồng hành với TN trên con đường lập thân, lập nghiệp.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Cách đây 67 năm trước, vào những ngày tháng Tám năm 1945 lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bà con các dân tộc đã một lòng đi theo cách mạng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Khu căn cứ cách mạng Hiền Lương Tu Lý được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển rộng khắp. Ngày 22/8/1945, cùng với Hiền Lương, bản Phủ, Tu Lý vang dội tiếng trống, tiếng mõ, không khí cách mạng sôi sục, tưng bừng, toàn thể nhân dân nô nức trong ngày cướp chính quyền, góp phần cùng nhân dân trong huyện lật đổ chế độ phong kiến, đánh Pháp, đuổi Nhật, giải phóng quê hương.
(HBĐT) - Cũng giống như bất kỳ ai đến hỏi về thời kỳ đấu tranh cách mạng tiền khởi nghĩa những năm 1930 - 1945, ông đều nói thật rõ. Nói như sợ rằng mai này không còn ai kể lại thật tường tận quá trình đấu tranh cách mạng thuở ban đầu ở Hoàng Đồng, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy). Nơi được xem như khởi nguồn phong trào cách mạng với lá cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở Hòa Bình đã hiên ngang đón gió giữa sự bất lực của giặc Pháp và bè lũ tai sai ở đồn điền Chi Nê.
(HBĐT) - Cơn bão số 5 đang đổ bộ vào đất liền, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với cấp độ và cường độ mạnh. Ảnh hưởng của bão đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh ta khá lớn, có khả năng phải hứng chịu đợt mưa to đến rất to trên diện rộng. Đêm và rạng sáng ngày 17/8, ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đã xuất hiện trận mưa báo hiệu trước khi bão đổ vào. Kết quả điều tra, khảo sát của Chi cục Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện còn 8.462 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai.
(HBĐT) - Ngày 16/8, Đoàn công tác của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tổng thể tình hình phát triển KT-XH 7 tháng năm 2012 tại huyện Mai Châu. Tham gia đoàn có đại diện các Ban của HĐND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành; đại biểu HĐND tỉnh ở cơ sở.
(HBĐT) - Ngày 16/8, Ban thường vụ Huyện ủy Yên Thủy đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai nghị quyết hội nghị lần thứ năm BCHTƯ Đảng khóa XI.
Ngày 15/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp đại sứ các nước đến trình quốc thư.