Cây bàng cổ thụ đầu đường Nguyễn Du (đối diện UBND thành phố Hòa Bình) đã từng là nơi “tổ công chức cứu quốc” treo, rải truyền đơn vận động nhân dân tham gia mặt trận Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945.

Cây bàng cổ thụ đầu đường Nguyễn Du (đối diện UBND thành phố Hòa Bình) đã từng là nơi “tổ công chức cứu quốc” treo, rải truyền đơn vận động nhân dân tham gia mặt trận Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945.

(HBĐT) - Chẳng biết có phải là một sự may mắn hay đó là một cơ duyên mà lần nào chúng tôi đến, bà Lê Thị Tâm, một trong những lão thành cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa cũng như đang chờ. Câu chuyện, ký ức về thời kỳ hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa luôn là “món quà” quý. Trong đó, câu chuyện về lá cờ đỏ sao vàng hiên ngang bay giữa dòng sông Đà cuộn sóng trong sự bất lực của binh lính Nhật và bè lũ tay sai trước khởi nghĩa năm 1945 là câu chuyện về tài trí của những chiến sỹ cộng sản trong sự kìm kẹp, theo dõi sát sao của địch.

 

Là một thắng lợi quan trọng của mặt trận Việt Minh ở khu vực thị xã Hòa Bình (TXHB) trong những ngày sục sôi khí thế trước khi khởi nghĩa cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, tháng 8/1945.

bà Lê Thị Tâm kể: Trước năm 1945, TPHB chỉ là một phố thị vùng cao đìu hiu. Thời kỳ trước cách mạng tháng 8/1945, nhân dân TXHB phải sống cơ cực dưới 2 tầng áp bức bóc lột của nhà lang và ách đô hộ của thực dân Pháp và sau là phát xít Nhật. Dưới 2 tầng áp bức, đời sống người dân TXHB vô cùng cực khổ. Thực dân Pháp và tay sai sử dụng mọi thủ đoạn để đàn áp, bóc lột. Cả tỉnh chúng chỉ mở 1 trường tiểu học để thu nạp con em lang đạo và quan lại. Bệnh viện, hệ thống điện, nước chỉ để phục vụ cho bộ máy cai trị. Dù là thị xã nhỏ bé nhưng thực dân Pháp đã cho mở đến 8 đại lý buôn bán thuốc phiện, 8 trạm gái điếm và 50 điểm hút sách. Thêm vào đó là sưu cao, thuế nặng, phu dịch liên miên đã khiến cho người dân thị xã phải chịu đời sống hết sức cơ cực, lầm than.

 

Trong áp bức, các phong trào cách mạng như một ngọn đuốc sáng nhen nhóm tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến. Vào khoảng thời gian đầu tháng 4/1945, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Đảng tỉnh đã cùng với chi bộ Đảng thị xã Hòa Bình (TXHB) bí mật mở cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Thơ nhận định, Pháp đã thất thế, Nhật mới đến chưa nắm được tình hình, do vậy, cần tranh thủ thời cơ mở một đợt tuyên truyền mạnh mẽ trong quần chúng để củng cố lòng tin của nhân dân đối với mặt trận Việt Minh và phát triển đội ngũ cứu quốc sâu rộng, vững chắc trong quần chúng. Đồng thời vạch trần âm mưu, luận điệu lừa bịp của Nhật và bù nhìn tay sai.

 

Thực hiện chủ trương trên, chi bộ Đảng đã quyết định tổ chức một cuộc treo cờ, rải truyền đơn, kẻ khẩu hiệu ở TXHB. Nhiệm vụ này được giao cho Tổ thanh niên cứu quốc, tổ thương nhân cứu quốc, tổ công chức cứu quốc và tổ phụ nữ cứu quốc. Thời gian được ấn định vào trung tuần tháng 4 (ngày 12/4/1945) nhằm đúng phiên chợ chính, tạo tiếng vang và ảnh hưởng của mặt trận Việt Minh lan rộng trong các tầng lớp nhân dân. Bà Lê Thị Tâm bồi hồi nhớ lại: Trong khí thế sục sôi cách mạng, mặc dù đói khát, điều kiện khó khăn nhưng chúng tôi vẫn hăng hái tham gia thực hiện rải truyền đơn, dán áp phích, kẻ khẩu hiệu phản đối địch và phân công nhau khâu cờ đỏ sao vàng, cờ đỏ búa liềm. Đặc biệt, riêng lá cờ đỏ sao vàng của mặt trận Việt Minh được những chiến sỹ cộng sản cần mẫn trong từng đường kim, mũi chỉ. Chỉ trong một thời gian ngắn, lá cờ đỏ sao vàng to bằng cái chiếu được làm xong. Có cờ, các đội viên tổ thương nhân cứu quốc do đồng chí Trần Nghìn làm phụ trách đã tích cực đi nghiên cứu thực địa tìm điểm treo cờ ở nơi mà địch có gỡ ra được cũng phải tốn nhiều thời gian và công sức. Điểm treo cờ được lựa chọn là đường dây điện của địch bắc ngang sông Đà từ đỉnh đồi Ba Vành sang đỉnh đồi ông Tượng. Với sự mưu trí, sáng tạo, những chiến sỹ cộng sản đã treo và đẩy lá cờ đỏ sao vàng được thêu bằng kim tuyến ra giữa sông trong mùa lũ, nước chảy xiết. Lá cờ được treo hiên ngang bay trong gió đã làm cho binh lính Nhật và bè lũ tay sai loay hoay, bất lực trong việc tháo gỡ. Sau nhiều lần tìm cách gỡ lá cờ xuống bất thành, cuối cùng, binh lính Nhật và bè lũ tay sai đã dùng súng trung liên bắn liên hồi mới hạ được lá cờ đỏ sao vàng ở giữa sông. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng lá cờ đỏ sao vàng đã góp phần thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng vốn đang âm ỉ cháy trong các tầng lớp nhân dân.

 

Để rồi vào ngày 23/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và mặt trận Việt Minh, ngay từ tờ mờ sáng, đông đảo nhân dân có vũ trang từ Tu Lý về đã phối hợp cùng lực lượng từ chiến khu Mường Khói, Cao Phong - Thạch Yên và TXHB cùng đông đảo nhân dân lao động đã tiến về chiếm Phủ bộ đường. Ngay trong buổi sáng, quân khởi nghĩa tỏa đi chiếm trại bảo an binh, sở cẩm, dinh lũy của tri phủ và các công sở khác tại TXHB buộc chúng phải đầu hàng chính quyền cách mạng. Từ đây, phong trào cách mạng trên toàn tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ, chưa đầy 10 ngày sau, các châu trong tỉnh lần lượt giành được chính quyền về tay nhân dân. Chiến thắng ấy đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của dân tộc trong mùa thu lịch sử năm 1945 và lá cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trong gió trên sông Đà mãi vẫn là chiến công ngời sáng của những chiến sỹ cộng sản gan dạ, kiên trung trong những ngày bị kìm kẹp, áp bức.                               

 

 

                                                                    Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới (Quy định số 144).

Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

Những năm qua, việc thực hiện Quy định số 34-QĐi/TU, ngày 28/01/2019 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV), trước hết là Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh đã đạt kết quả tích cực. Tỉnh ủy coi đây là phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là biện pháp thiết thực, hiệu quả góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh

Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh 


Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, kiệt xuất của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Người "là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại”. Trọn cả cuộc đời, Người dâng hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Học tập và làm theo Người là nhiệm vụ hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với tất cả các tổ chức đảng, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và phụng sự đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Chiều tối 17/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Triển khai hiệu quả nhiệm vụ khoa học lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).

Đường Hồ Chí Minh từ kỳ tích đến mạch máu đất nước - Bài cuối: Đi tới tương lai thịnh vượng

Đất nước thống nhất, sứ mệnh của đường mòn Trường Sơn đã hoàn thành. Nhưng một ước muốn lại cháy bỏng, đó là phát huy giá trị của tuyến đường lịch sử này trong phát triển kinh tế - xã hội hôm nay. Ước vọng đó thành hiện thực khi ngày 5/4/2000, tại bến phà Xuân Sơn, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ đã phát lệnh khởi công xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục