Sáng 3-1, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đến các tổ chức thành viên.
Đây là tổ chức đầu tiên triển khai Nghị quyết ngay sau khi các phương tiện thông tin đại chúng công bố Chỉ thị 22 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 38 của Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức khoảng 10 hội thảo để nghe ý kiến của hội đồng tư vấn, các ủy viên UBTƯ MTTQ hiện nay và các thời kỳ, chủ tịch UBMTTQ các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, đại diện nhân sĩ, trí thức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài… Các hội nghị này bắt đầu được tổ chức ngay trong tháng này tại hai địa điểm chính là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. UBTƯ MTTQ Việt Nam giao nhiệm vụ cho 46 tổ chức thành viên chủ động và độc lập triển khai lấy ý kiến các thành viên thuộc tổ chức mình và thu thập bằng nhiều hình thức khác nhau ý kiến của quảng đại quần chúng nhân dân trên tinh thần phải triển khai tổ chức thật tốt để toàn dân đều có cơ hội đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm đã lưu ý lãnh đạo các tổ chức thành viên phải chỉ đạo, giám sát việc tổng hợp ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 một cách trung thực. Đặc biệt, cần cảnh giác trước các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch có ý định lợi dụng việc sửa đổi Hiến pháp để phá hoại Đảng, Nhà nước ta. UBTƯ MTTQ Việt Nam cam kết sẽ phản ánh đầy đủ, trung thực các ý kiến đóng góp của người dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đến Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp 1992.
Theo HaNoiMoi
Khép lại năm 2012, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam điểm lại 10 sự kiện chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn hóa nổi bật của đất nước trong năm được lựa chọn dưới góc nhìn của Báo.
Ngày 31/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương.
(HBĐT) - Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh là một Đảng bộ đặc thù, chủ yếu là các cơ quan, đơn vị trọng yếu của tỉnh, trong đó có 35 đảng bộ, 28 chi bộ với trên 3.200 đảng viên. Với vị trí quan trọng này, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh xác định việc thực hiện tốt Nghị quyết T.ư 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là cơ sở để khắc phục những khuyết điểm, yếu kém nhằm xây dựng Đảng TS-VM, nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng củng cố niềm tin với cán bộ, đảng viên và nhân dân, đồng thời cũng là cơ hội giúp mỗi cán bộ, đảng viên nhìn nhận, soi xét lại bản thân để tự hoàn thiện mình.
(HBĐT) - Trong những năm qua, việc thực hiện quy chế dân chủ ở thành phố Hòa Bình luôn được gắn với công tác xây dựng, củng cố hệ thống chính trị TS-VM và phát triển KT-XH, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đoàn kết thống nhất cao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
(HBĐT) - Năm 2012 qua đi với bao biến động toàn cầu và khu vực. Kinh tế suy thoái, chính trị nhiều nước không ổn định, vấn đề tranh chấp chủ quyền và quyền chủ quyền ở biển Đông ngày càng phức tạp… Nằm trong bối cảnh đó, nước ta cũng phải đương đầu với bao thách thức: lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đời sống của một bộ phận không nhỏ nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo nặng nề hơn bao giờ hết… Nhưng, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam, sự đoàn kết chặt chẽ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 5,2%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Hoạt động văn hoá- xã hội - du lịch có bước tiến bộ đáng kể. Chính trị - xã hội ổn định; QP-AN được tăng cường và giữ vững.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Bắc Kạn, sáng 30/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tới thăm, tiếp xúc cử tri đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông – một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Bắc Kạn.