Đồng chí Đinh Duy Sơn Phó chủ tịch HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là một sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đất nước. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Duy Sơn, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tỉnh.
PV: Xin đồng chí cho biết vai trò, tầm quan trọng việc triển khai tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992?
Đồng chí Đinh Duy Sơn: Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước, phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định. Nhân dân trao quyền cho cơ quan Nhà nước, bảo đảm tính hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Trong lịch sử lập hiến của nước ta, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Điều này trước hết xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân, góp phần làm cho Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp để Hiến pháp thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, có tác dụng giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng, thi hành Hiến pháp. Lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng của quốc gia cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhân dân.
PV: Đến nay, Ban Chỉ đạo đã có những hoạt động cụ thể nào để hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia đợt sinh hoạt chính trị quan trọng này ?
Đồng chí Đinh Duy Sơn: Thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 28/12/2012 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 09/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Thường trực HĐND tỉnh ban hành Kế hoạch số 02/KH-HĐND ngày 10/01/2013 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Ngày 18/1/2013, tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh triển khai Nghị quyết của Quốc hội tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; ngày 28/1/2013, HĐND tỉnh đã tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) về lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Căn cứ theo kế hoạch hướng dẫn: việc tổ chức lấy kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ được tiến hành mở rộng ở cả 3 cấp HĐND, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc tỉnh.Cá nhân, cơ quan, tổ chức, tập thể có thể đóng góp ý kiến về toàn bộ hoặc một số nội dung cụ thể trong Dự thảo Hiến pháp và gửi ý kiến đóng góp qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên hoặc gửi ý kiến đóng góp trực tiếp bằng văn bản đến ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp (số 37, đường Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội) hoặc gửi ý kiến đóng góp bằng email đến hộp thư điện tử ubdtsdhp@qh.gov.vn, trang Thông tin điện tử Dự thảo Online http://duthaoonline.quochoi.vn.
Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND tỉnh, đoàn đại biểu Quốc hội, UBMTTQ tỉnh công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân; tổ chức một số đoàn kiểm tra đến các cơ quan, tổ chức ở tỉnh và một số huyện, thành phố. Tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, các cấp để xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân báo cáo Chính phủ và ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc tỉnh có trách nhiệm phổ biến nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và tổ chức hội nghị cán bộ để lấy ý kiến đóng góp đồng thời xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của cơ quan mình gửi về Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Thường trực HĐND huyện và thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp với UBND, MTTQ cùng cấp phổ biến nội dung Dự thảo sửa đổi Hiến pháp; tổ chức kỳ họp chuyên đề của HĐND cấp huyện, thành phố; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân; tổ chức một số đoàn kiểm tra đến các cơ quan, tổ chức ở tỉnh và một số huyện, thành phố. Tập hợp ý kiến đóng góp của nhân dân, các ngành, cấp để xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến nhân dân gửi về Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
PV: Đến thời điểm này việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đi được gần nửa chặng đường, trong khi khối lượng công việc cần triển khai còn rất lớn, là người sẽ phổ biến và vận động nhân dân tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp, đồng chí muốn nhắn nhủ điều gì tới cử tri tỉnh nhà ?
Đồng chí Đinh Duy Sơn: Chậm nhất đến ngày 10/3/2013: báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố, báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của các tổ chức thành viên của UBMTTQ tỉnh phải được gửi đến Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Như vậy, tính đến thời điểm này, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã đi được gần nửa chặng đường. Khối lượng công việc cần tiếp tục triển khai còn rất lớn, trong khi đó, ngày Tết cổ truyền dân tộc đang đến gần. Để đợt sinh hoạt chính trị này phát huy được hiệu quả cao nhất, tôi đề nghị toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm, trí tuệ và tâm huyết đóng góp nhiều ý kiến thiết thực, chất lượng vào Dự thảo hiến pháp. BCĐ của tỉnh và các địa phương sẽ có trách nhiệm tổng hợp kịp thời, chính xác, đầy đủ các ý kiến của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp để báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp và các cơ quan hữu quan theo quy định.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng là phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng Việt
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
Thuý Hằng (thực hiện)
(HBĐT) - Ngày 5/2, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2012 và phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2013.
(HBĐT) - Ngày 5/2, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy đã đi thăm và tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Triều và một số hộ gia đình chính sách ở huyện Lạc Sơn. Cùng đi có lãnh đạo Bộ CHQS Tỉnh, Sở LĐ – TB&XH, Hội LHPN tỉnh, Công ty Điện lực Hòa Bình và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Lạc Sơn.
Ngày 4-2, tại Trụ sở T.Ư Ðảng, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng ra mắt và họp phiên thứ nhất. Ðồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng chủ trì phiên họp.
Ngày 1-2-2013, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị đã ký, ban hành Quy định số 163-QÐ/TW, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng. Quy định nêu rõ:
Tiếp theo việc phân công Trưởng Ban Nội chính Trung ương và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, tại phiên họp ngày 31-1-2013, Bộ Chính trị đã quyết định việc điều động, phân công cán bộ như sau:
Ngày 1-2-2013, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 162-QÐ/TW, quyết định thành lập Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng. Theo đó, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị; gồm các đồng chí: