Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Mục đích thi đua ái quốc là:
Diệt giặc đói,
Diệt giặc dốt,
Diệt giặc ngoại xâm.
Cách làm là: dựa vào:
Lực lượng của dân,
Tinh thần của dân, để gây:
Hạnh phúc cho dân.
Vì vậy, bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau:
Làm cho mau,
Làm cho tốt,
Làm cho nhiều.
Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa. Thực hiện khẩu hiệu:
Toàn dân kháng chiến
Toàn diện kháng chiến.
Trong cuộc thi đua ái quốc, chúng ta:
Vừa kháng chiến,
Vừa kiến quốc.
Kết quả đầu tiên của thi đua ái quốc sẽ là:
Toàn dân đủ ăn, đủ mặc.
Toàn dân biết đọc, biết viết.
Toàn bộ đội đầy đủ lương thực, khí giới để diệt ngoại xâm,
Toàn quốc sẽ thống nhất độc lập hoàn toàn.
Thế là chúng ta thực hiện
Dân tộc độc lập,
Dân quyền tự do,
Dân sinh hạnh phúc.
Ba chủ nghĩa mà nhà đại cách mạng Tôn Văn đã nêu ra.
Để đi đến kết quả tốt đẹp đó, tôi xin
Các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham gia mọi công việc,
Các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc người lớn,
Đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp,
Đồng bào công nông thi đua sản xuất,
Đồng bào trí thức và chuyên môn thi đua sáng tác và phát minh,
Nhân viên Chính phủ thi đua tận tụy làm việc, phụng sự nhân dân;
Bộ đội và dân quân thi đua giết cho nhiều giặc, đoạt cho nhiều súng.
Nói tóm lại, ai cũng thi đua, ai cũng tham gia kháng chiến và kiến quốc. Phong trào sôi nổi.
Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chúng ta có thể thắng lợi, chúng ta nhất định thắng lợi.
Hỡi toàn thể đồng bào,
Hỡi toàn thể chiến sĩ,
Tiến lên!.
Ngày 11 tháng 6 năm 1948
Hồ Chí Minh
(HBĐT) - Ngày 6/6, đoàn công tác liên ngành gồm Ban Dân tộc tỉnh, Bưu điện tỉnh, Báo Hòa Bình , do đồng đồng chí Lê Ngọc Quản, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc thực hiện cấp báo, tạp chí không thu tiền theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg; chính sách đối với người có uy tín theo Quyết định số 18/QĐ-TTg đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Ngày 3 – 4/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tham gia đóng góp vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình phát biểu:
(HBĐT) - Chiều ngày 6/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về 2 dự án Luật gồm: Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) và Dự án Luật đấu thầu (sửa đổi). Tham gia thảo luận cùng Đoàn ĐBQH tỉnh gồm Đoàn ĐBQH Hưng Yên và Đoàn ĐBQH Đăklăk.
(HBĐT) - Ngày 6/6, Huyện ủy Lương Sơn đã tổ chức hội nghị thông báo kết quả Hội nghị T.Ư 7 (khóa XI) và sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 6-7 (khóa X).
(HBĐT) - Ngày 6/6, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện NQ số 37-NQ/TƯ đã kiểm tra kết quả thực hiện Kết luận số 26 – KL/TƯ ngày 2/8/2012 của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh phát triển KT – XH, đảm bảo QP –AN vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020”; Chương trình hành động số 389-CTr/TU ngày 25/1/2005 của Tỉnh ủy về thực hiện NQ số 37 – NQ/TƯ tại huyện Cao Phong. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo các Sở: KH&ĐT, NN&PTNT, Tài chính, Ban Tổ chức, Ban Dân tộc và Văn phòng Tỉnh ủy.
Ngày 5-6, ngày làm việc thứ 14, kỳ họp thứ năm, Quốc hội (QH) khóa XIII.
Mở đầu phiên họp buổi sáng, QH nghe Bộ trưởng Tài chính Ðinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đọc Tờ trình dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) (sửa đổi), trong đó nêu rõ tình hình thực hiện luật này thời gian qua và sự cần thiết xây dựng dự án luật (sửa đổi) nhằm khắc phục hạn chế của luật hiện hành, gia tăng các cơ chế, biện pháp thực hành tiết kiệm, xác định rõ hành vi vi phạm, chế tài xử lý các hành vi gây lãng phí, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi lãng phí.