Nhờ Chương trình 135 đầu tư hạ tầng điện nông thôn, hộ dân xã Tự Do (Lạc Sơn) mở mang loại hình dịch vụ nông nghiệp, góp phần cải thiện thu nhập. Ảnh: PV.

Nhờ Chương trình 135 đầu tư hạ tầng điện nông thôn, hộ dân xã Tự Do (Lạc Sơn) mở mang loại hình dịch vụ nông nghiệp, góp phần cải thiện thu nhập. Ảnh: PV.

(HBĐT) - Vốn là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn, Ngọc Sơn đã đổi thay nhờ được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở. Thêm vào đó, xã còn được dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống nhân dân có sự cải thiện, ấm no hơn. Hiện nay, Ngọc Sơn đã được đầu tư hệ thống chợ nông thôn, trường học, trạm y tế, đường, điện với tổng mức đầu tư hàng chục tỷ đồng từ nguồn vốn các chương trình, dự án. Kết quả này là nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chăm lo cho đồng bào thông qua chính sách dân tộc.

 

Không chỉ đến với các xã vùng 3 như Bình Hẻm, Ngọc Sơn, Quý Hòa, Miền Đồi, Ngọc Lâu, Tự Do, chính sách dân tộc còn đến với người dân vùng II trên địa bàn với hơn 20 xã. Đồng chí Quách Văn Dũng, Phó phòng Dân tộc huyện cho rằng, thời gian qua, Chương trình 134, 135 và một số chính sách dân tộc khác đã làm cho đời sống KT-XH của bà con chuyển biến rõ rệt dẫu phía trước còn nhiều khó khăn. Mong muốn của đồng bào dân tộc được tiếp tục đầu tư, hỗ trợ nhiều hơn. Riêng năm 2012, thực hiện các dự án, chính sách dân tộc, Chương trình 135 giai đoạn 2 đã xây dựng 21 công trình với tổng vốn 10 tỷ 560 triệu đồng, ưu tiên cho 9 công trình của 6 xã đặc biệt khó khăn, 12 công trình của 12 xóm đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng 2, trong đó, lồng ghép 50% vốn Chương trình 135 và 50% vốn chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Các công trình đã nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Cùng thời gian này, huyện đã triển khai dự án phát triển sản xuất với tổng vốn được phân bổ 2,4 tỷ đồng. Dự án đã cung ứng giống lúa, ngô, phân bón NPK cho các xã thụ hưởng kịp thời vụ, ưu tiên cung ứng máy móc, thiết bị nông nghiệp, hỗ trợ mua trâu, bò, dê sinh sản cho các nơi thụ hưởng. Ngoài ra còn đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 1.000 cán bộ xã, thôn về chính sách dân tộc, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, BVTV.

 

Chương trình 134 kéo dài đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc về sử dụng nguồn nước sạch tại các xã Bình Hẻm, Chí Đạo, Ngọc Lâu. Từ tháng 9/2012 đến nay, các công trình nước sinh hoạt tập trung có tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng/công trình đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của trên 200 hộ dân địa bàn  hưởng lợi.  Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định 102/2009/QĐ - TTg bằng hình thức cấp hỗ trợ hiện vật bao gồm muối iốt và giống cây trồng cũng thiết thực trợ giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo có điều kiện vươn lên. Toàn huyện có 28 xã vùng khó khăn được cung ứng muối, số lượng muối đã cung ứng, cấp phát 155.610 kg muối tinh và 103.740 kg muối hạt. Hiện, đã triển khai hỗ trợ giống cây trồng ở các vụ chiêm xuân 2012 -2013, vụ mùa, vụ đông 2013 và vụ hè - thu 2013 - 2014 với tổng trị giá khoảng 6 tỷ đồng. Một số đơn vị được cấp ấn phẩm báo, tạp chí theo Quyết định 2472/QĐ -TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ đã nhận đầy đủ, định kỳ, giúp khai thác và cập nhật thêm thông tin.

 

Đồng chí Phó phòng Dân tộc huyện nhận định, trong những chương trình, dự án đã triển khai, chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở được đánh giá là thiết thực và hiệu quả nhất. Chương trình đã làm vơi đi những cái khó nhất của nông thôn, miền núi hiện nay. Trường học được xây mới, đường sá đi lại thuận tiện hơn, cứng hóa các công trình mương, bai, thủy lợi nội đồng, điều kiện sống của đồng bào dân tộc được nâng cao, sản xuất phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, tăng hộ khá, giảm hộ nghèo.

 

                                                              

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận buổi làm việc.
Không có hình ảnh
Nông dân huyện Lạc Thủy đã chủ động mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, tăng vòng quay của đất. Ảnh: Nông dân khu 5, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) chăm ngô hè - thu trên đất bãi. Ảnh: M.T

Công điện khẩn về chủ động các biện pháp đối phó với cơn bão số 5

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 5, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 02 ngày 01/8/2013, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai ngay một số công việc sau:

Nội dung Công điện:

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh làm việc về tình hình KT-XH huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng 2/8, tại xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh đã có làm việc với lãnh đạo huyện Lương Sơn và UBND cụm xã: Cao Thắng, Cao Dương và Long Sơn về tình hình phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm và những giải pháp thực hiện các mục tiêu KT-XH những tháng còn lại năm 2013. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành chức năng và Văn phòng UBND tỉnh.

Hội thảo “Báo Đảng địa phương tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới”

(HBĐT) - Sáng 2/8, tại Trung tâm hội nghị Sơn Nam Plaza (TP Hưng Yên), Báo Hưng Yên đã đăng cai tổ chức hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ XXI (vòng 2) năm 2013. Tới dự có các đồng chí Nguyễn Văn Thông, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên; Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ TT-TT; lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; các cơ quan báo chí T.Ư; lãnh đạo, phóng viên 26 cơ quan báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc.

Chăm lo công tác tôn giáo góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

(HBĐT) - Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân được thể hiện rõ trong quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước, ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946) và trong suốt quá trình phát triển của cách mạng nước ta từ đó đến nay.

Kim Bôi: Phát huy vai trò của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Kim Bôi hiện có trên 19.600 hội viên nông dân, chiếm khoảng 17% dân số trong toàn huyện (trung bình mỗi hộ sản xuất nông nghiệp có 1 người tham gia Hội nông dân ở cơ sở). Đây là một lực lượng khá đông đảo và là nòng cốt trong xây dựng NTM. Chúng tôi xác định rõ điều đó và đã luôn nỗ lực phát huy vai trò của người nông dân để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia này. Đó là những thông tin được đồng chí Nguyễn Hoàng Long, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện gợi mở.

Khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi Japfa Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 1/8, Công ty CP Japfa Compfeed Việt Nam đã tổ chức khánh thành Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi Japfa Hòa Bình tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện một số Bộ, ngành T.Ư; các sở, ban, ngành, huyện Kỳ Sơn; các đối tác của Công ty CP Japfa Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục